Nhà thuốc Hưng Thịnh

Lông mi quặm bẩm sinh là tình trạng rất thường gặp ở người Châu Á. Vậy làm thế nào thể chữa lông mi quặm bẩm sinh.

Lông mi quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông mi vào cọ xát vào giác mạc, thường gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu  không được chữa lông mi quặm bẩm sinh kịp thời. Vậy chữa lông mi quặm bẩm sinh ra sao và chế độ dinh dưỡng thế nào cho hợp lý?

Những cách chữa lông mi quặm bẩm sinh 1Lông mi quặm bẩm sinh là chứng bệnh gây nhiều khó chịu

Triệu chứng của lông mi quặm bẩm sinh

Bệnh lông quặm bẩm sinh thường hay gặp ở những bé có khuôn  mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp. Do cấu tạo khuôn mặt nên hàng lông mi có thể cọ xát vào giác mạc làm trẻ khó chịu và luôn luôn dụi mắt. Mắt bị kích thích sẽ gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có ghèn, nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm kết mạc. Nếu không được chữa lông mi quặm bẩm sinh, lông  mi sẽ làm tổn thương giác mạc, gây trợt giác mạc. Nếu bệnh càng tiến triển nặng và kéo dài có thể gây ra hậu quả viêm loét giác mạc và để lại sẹo làm giảm thị lực.

Cần phải phân biệt trẻ bị quặm lông mi bẩm sinh với trẻ bị tắc tuyến lệ. Ở trẻ bị tắc tuyến lệ cũng thường có hiện tượng chảy nước mắt kéo dài, ra dử mắt, nhưng không gây ra đỏ mắt. Khi thăm khám nếu trẻ có trạng thái không phối hợp, quấy khóc nhiều, mắt nhắm thì có thể chẩn đoán nhầm với bệnh quặm lông mi bẩm sinh. Tuy nhiên nếu bác sĩ thăm khám kỹ kết hợp với việc  bơm rửa lệ đạo có thể giúp chẩn đoán và phân biệt dễ dàng với quặm lông mi bẩm sinh.

Ngoài ra cũng cần chú  ý phân biệt quặm bẩm sinh với tật hai hàng lông mi, đó là triệu chứng xuất hiện một hàng lông mi thứ hai nằm ngay phía sau hàng lông mi thứ nhất. Dị tật này có thể xuất hiện một mình hoặc đi kèm với những chứng bẩm sinh khác, nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh có liên quan đến di truyền nhiễm sắc thể.

Những cách chữa lông mi quặm bẩm sinh 2Người bị lông mi quặm bẩm sinh thường hay dụi mắt

Chữa lông mi quặm bẩm sinh

Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hàng lông mi chưa đủ cứng để gây ra những  tổn hại giác mạc do đó có thể chữa lông mi quặm bẩm sinh bằng cách cho trẻ tra thuốc (sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh) và hướng dẫn cho phụ huynh của trẻ cách vuốt bờ mi để làm cho bờ mi bật ra ngoài, lông mi không gây cọ vào giác mạc tránh tổn thương giác mạc. Nếu bệnh không cải thiện thì có thể chữa lông mi quặm bẩm sinh bằng cách phẫu thuật  khi trẻ lớn hơn.

Phẫu thuật chữa lông mi quặm bẩm sinh được thực hiện tại các bệnh viên chuyên về nhãn khoa là loại phẫu thuật tương đối đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, không để lại  sẹo gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân. Khi có các triệu chứng bất thường như thường xuyên dụi mắt, chảy nước mắt nhiều cần đưa đến các bệnh viện có khoa mắt để được khám và điều trị.

Dinh dưỡng cho người bị mi quặm bẩm sinh

Ngoài việc biết về cách chữa lông mi quặm bẩm sinh, bạn cũng nên  tìm hiểu về dinh dưỡng thế nào là thích hợp đề điều trị bệnh

Các thực phẩm nên sử dụng khi chữa lông mi quặm bẩm sinh

Lòng đỏ trứng gà

Để hỗ trợ chữa lông mi quặm bẩm sinh đừng quên lòng đỏ trứng. Theo Liên đoàn các Hiệp hội Sinh học Thực nghiệm Hoa Kỳ (FASEB), mặc dù lòng trứng gà có lượng thấp cả lutein và zeaxanthin, nhưng lòng đỏ trứng có chức năng hấp thụ carotenoids rất tốt. Do đó, nếu thêm trứng vào món ăn hằng ngày có thể giúp tăng cường khả năng hấp thụ carotenoids từ rau xanh lên gấp 9 lần. Ngoài ra, lòng đỏ trứng gà còn chứa những hợp chất có lợi cho sức khỏe của mắt như chất béo có lợi và protein lành mạnh.

Cá hồi

Cá hồi chứa rất nhiều omega-3, một loại chất béo lành mạnh và rất có lợi cho mắt khi làm giảm đến 60% nguy cơ làm thoái hóa điểm vàng. Bên cạnh đó, omega-3 còn mang đến tác dụng ngăn ngừa viêm, rất hữu ích trong chữa lông mi quặm bẩm sinh.

Những cách chữa lông mi quặm bẩm sinh 3Cá hồi là món nên ăn sau khi chữa lông mi quặm bẩm sinh

Nho đen

Trong danh sách dinh dưỡng hỗ trợ chữa lông mi quặm bẩm sinh không thể thiếu nho đen. Nho đen là một loại quả mọng nước, chứa nhiều chất anthocyanin (một loại flavonoid). Chất này sẽ giúp cải thiện thị lực, tăng cường khả năng nhìn rõ các vật ở xa. Trung bình, mỗi 100 gram quả nho đen có thể cung cấp từ 190 – 270 miligam anthocyanin.

Ngoài ra, khi bị lông mi quặm bẩm sinh, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng chứa nhiều các vitamin tổng hợp cần bổ sung như A, B12, C, D…

Các thực phẩm khác như rau chân vịt, rau cải, cà rốt, khoai tây, bí đỏ khoai lang… cũng rất tốt cho những người đang bị lông mi quặm bẩm sinh chúng rất giàu các tiền tố benta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A để giúp mắt sáng, khỏe mạnh.

Đặc biệt, đối với những người bị lông mi quặm bẩm sinh, việc bổ sung vitamin C kịp thời là vô cùng quan trọng. Vitamin C mang lại tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật. Nguồn thực phẩm có chứa nhiều vitamin C bao gồm: dâu tây, hạnh nhân, ổi…

Những điều không nên làm khi chữa lông mi quặm bẩm sinh

Sử dụng thuốc lá, rượu bia

Thuốc lá, rượu bia chính là các chất kích thích độc hại nhất đối với cơ thể con người, đặc biệt là đối với người bị các bệnh về mắt nó sẽ làm cho bệnh nguy hiểm hơn.

Tiêu thụ mỡ từ động vật

Mỡ động từ vật chứa nhiều chất béo no, không những không tốt cho mắt khi sử dụng thực phẩm này nhiều mà còn không tốt cho tim, não, máu…, cho nên bạn nên sử dụng dầu thực vật nhiều hơn.

Tùy ý sử dụng kháng sinh để chữa lông mi quặm bẩm sinh

Việc sử dụng kháng sinh tùy ý sẽ gây ra rất nhiều tổn hại với cơ thể, nếu khi gây dị ứng ban đầu mà không kiểm tra có thể dẫn đến hậu quả viêm loét miệng, da, giác mạc…

Chữa lông mi quặm bẩm sinh bằng cách phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến thực phẩm hằng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh .

Bảo Hân

 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)