Nhà thuốc Hưng Thịnh

Các trường hợp gãy xương ngày càng nhiều nhưng ít ai biết được đến các biến chứng gãy xương nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về các biến chứng không mong muốn khi bị gãy xương.

Gãy xương là do khi bệnh nhân gặp phải tai nạn không mong muốn như: Tai nạn giao thông, khi chơi thể thao bị chấn thương, trong công việc ngã hoặc bị đồ vật nặng đè lên,… Nếu không được điều trị đúng cách kịp thời thì sẽ gây ra những biến chứng gãy xương nghiêm trọng. Vết thương không chỉ lâu khỏi còn có thể khiến chúng không hồi phục lại chức năng hoạt động như bình thường được.

Nguyên nhân gây ra gãy xương

Gãy xương có nhiều loại như gãy xương tay, chân, sườn, ức, vai,… và các nguyên nhân gây ra gãy xương cũng hết sức đa dạng.

  • Tai nạn giao thông: Trường hợp gãy xương do gặp tai nạn giao thông không mong muốn chiếm tỷ lệ rất cao. Không chỉ gãy tại một vị trí do cú va đập mạnh khi đang di chuyển còn dẫn tới gãy xương ở nhiều bộ phận khác nhau. 

  • Tai nạn trong lao động: Khi đang làm việc những sự cố ngã từ trên cao xuống, bị đồ vật nặng rơi vào người hoặc sử dụng những dụng cụ lao động nguy hiểm như búa, rìu, dao, cưa,…

  • Tai nạn trong khi chơi thể thao: Hình ảnh những cầu thủ bóng đá bị gãy xương, vận động viên leo núi, trượt tuyết,… Khi bị ngã cũng có thể dẫn tới chấn thương nặng như gãy xương tay, xương sườn, gãy xương chân,…

  • Đối với bệnh nhân bị loãng xương: Gặp phải ở đối tượng lớn tuổi, nhất là phụ nữ sau khi mang thai, cho con bú. Canxi trong cơ thể bị thiếu hụt nặng nề nếu không sử dụng thuốc để bổ sung. Tỷ lệ gãy xương sẽ nhiều hơn so với nam giới khi bị ngã hay va đập giống nhau.

  • Do bệnh lý: Với những bệnh nhân bị ung thư xương, viêm tủy xương, nên quá trình điều trị bệnh sẽ khiến cho xương ngày càng yếu dần. Khi gãy cũng gây ra mức độ nghiêm trọng hơn với bệnh nhân không có bệnh lý.

Sau khi bị tai nạn để nhận biết mình có bị gãy xương hay không thì cần dựa vào những dấu hiệu ngay ở dưới đây.

Gãy xương là do đâu?

Gãy xương là do đâu?

Gãy xương có dấu hiệu gì?

Sau khi bị va chạm mạnh vết thương của bạn có thể bị gãy, bong gân, trật khớp,… Để có thể kết luận được có bị gãy xương hay không thì cần xem tới những dấu hiệu là:

Đối với gãy xương kín không nhìn thấy đầu xương gãy:

  • Thì sẽ thấy vị trí vết thương bầm tím, ngày càng sưng lên. Đặc biệt là không thể cử động được, mỗi khi cố làm chỉ khiến cho vết thương đau buốt hơn.
  • Chỗ bị gãy có thể vẫn thẳng nếu xương chỉ bị rạn hoặc gãy nhưng không lệch khỏi vị trí ban đầu, cũng có khi là lệch rất ít.
  • Với phần bị gãy nếu lệch nhiều thì bạn sẽ thấy hình dạng của chân, tay bị biến dạng không được thẳng như bình thường. 

Những dấu hiệu thường thấy khi bị gãy xương.

Những dấu hiệu thường thấy khi bị gãy xương

Với vết thương hở: Sau khi gãy đầu xương sẽ chọc khỏi lớp cơ và da nên bạn dễ dàng thấy mình đã bị gãy xương.

Sau khi đã nắm được các dấu hiệu gãy xương ở trên bệnh nhân cần được đưa đến trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị. Nếu không rất dễ gặp phải những biến chứng gãy xương không mong muốn.

Biến chứng gãy xương thường thấy

Đã bao giờ các bạn tự hỏi sau khi gãy xương không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng như thế nào không? Tất cả sẽ được chúng tôi cập nhật ngay phần nội dung dưới đây:

  • Mạch máu bị tắc nghẽn không lưu thông được. Khi xương gãy khiến cho tủy xương đi ra ngoài có chứa mỡ chúng sẽ theo mạch máu để đến các bộ phận khác của cơ thể. Nên rất dễ đường máu sẽ bị tắc nghẽn không lưu thông như bình thường được. Biến chứng có thể dẫn tới nhồi máu phổi nếu mỡ đã bị tắc ở phổi.

  • Phần thịt có thể bị loét: Nếu khi gãy xương không được vệ sinh sạch sẽ và uống thuốc chống viêm, kháng sinh. Khi đó vết thương rất dễ bị nhiễm vi khuẩn nếu nằm một chỗ trong thời gian lâu vết thương có thể sẽ bị loét phần thịt xung quanh. 

  • Viêm đường tiết niệu, viêm phổi: Đối với những trường hợp gãy xương nằm một chỗ quá lâu, không vận động khiến vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm.

  • Táo bón: Khi gãy xương, vết thương ngày càng đau nên không vận động nhiều. Hiện tượng khó tiêu, táo bón thường xuyên xảy ra.

  • Hay quên: Thường xảy ra ở những người lớn tuổi, nhất là phụ nữa.

  • Xương gãy không liền lại được: Bệnh nhân có thể thấy sau một thời gian 6 tháng, vết thương vẫn còn đau, không cử động được. Chụp X-quang sẽ thấy xương chưa có dấu hiệu liền lại.

Những biến chứng gãy xương thường hay thấy nhất.

Những biến chứng gãy xương thường hay gặp nhất

  • Xương chậm liền sau 3 tháng: Tình trạng này là sau 3 tháng xương được điều trị chưa thấy hiện tượng liền lại thì được tính là xương chậm liền.

  • Xương đã liền lại nhưng bị lệch: Một trong những biến chứng gãy xương không mong muốn chính là điều này. Quá trình phục hồi sau điều trị không giúp bệnh nhân hồi phục lại trạng thái bình thường như trước.

  • Viêm tủy xương: Một khi vi khuẩn theo đường xương vỡ tấn công vào tủy bên trong có thể dẫn tới viêm nếu không được điều trị kịp thời. Sẽ ảnh hưởng tới quá trình liền xương gặp nhiều khó khăn.

  • Tổn thương những dây thần kinh xung quanh: Đối với dây thần kinh bị đứt trong tai nạn, trong khi phẫu thuật khó có thể hồi phục lại. Hạn chế mức độ phục hồi của bộ phận bị gãy.

  • Teo cơ, hạn chế vận động: Đây là những trường hợp bệnh nhân sau khi điều trị gãy xương không tham gia hoạt động vật lý trị liệu. Nên những cơ xung quanh vết thương có thể bị teo lại.

Để tránh được những biến chứng gãy xương không mong muốn ở trên các bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Phương pháp vật lý trị liệu luyện tập sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ. Nhất là cần cấp cứu ngay sau khi gãy xương càng sớm càng tốt. Tất cả sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi bị tai nạn.

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)