Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhóm máu B là nhóm máu có kháng nguyên B hiện diện trong hồng cầu. Việc xác định chính xác nhóm máu sẽ giúp ích cho chúng ta trong trường hợp cần truyền máu. Vậy nhóm máu B nhận được nhóm màu nào? Hay nhóm máu B cho được nhóm máu nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Nhóm máu B là nhóm máu hiếm thứ 2 trên thế giới (sau nhóm máu AB). Đây cũng là nhóm máu sở hữu nhiều đặc điểm khác biệt so với những nhóm máu còn lại. 

Đặc điểm nhóm máu B

Nhóm máu B được phát hiện lần đầu tiên tại vùng Ural Châu Á cùng với người Mông Cổ và bộ tộc da trắng. Về sau này, chính người Mông Cổ có vai trò quan trọng giúp đưa nhóm máu B trở nên phổ biến hơn trên thế giới.

Ở người, trong hệ thống nhóm máu ABO, nhóm máu B thể hiện sự phân bổ theo địa lý rõ ràng nhất. Cụ thể như sau:

  • Hàn Quốc và phía bắc Trung Quốc: Đây là những khu vực có tỷ lệ người mang nhóm máu B cao nhất, thậm chí cao hơn nhiều so với nhóm máu A.

  • Người Mỹ gốc Á có nhóm máu B Rh+ nhiều hơn so với người Mỹ Latinh và người da trắng.

Nhóm máu B nhận được nhóm máu nào? 1 Nhóm máu B nhận được nhóm máu nào là kiến thức quan trọng bạn cần trang bị.

Tại Việt Nam, nhóm máu B cũng khá phổ biến, chỉ sau nhóm máu O. Đặc trưng tính cách của những người nhóm máu B là họ thường ít quan tâm đến những cuộc nói chuyện đơn điệu, tuy nhiên sẽ phản ứng mạnh mẽ trước những lời phê bình. Khá thú vị là tính cách nhóm máu B là người có ý thức tự chủ thế nhưng tính tự giác lại không cao.

Ngoài ra, nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, những người thuộc nhóm máu B sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý như tim mạch, ung thư, sâu răng, mệt mỏi, hạ đường huyết, dễ bị stress,…

Vì thế, nếu bạn là người thuộc nhóm máu B, hãy chú ý đến lối sống và chế độ dinh dưỡng. Trường cường bổ sung rau xanh, trái cây, thịt, trứng, sữa,.. Đặc biệt, người nhóm máu B nên hạn chế ăn các loại thực phẩm hàm có chứa hàm lượng Cortisol vì chất này rất dễ dàng gây ra stress.

Nhóm máu B nhận được nhóm máu nào?

Hiểu được đặc trưng tính cách, nguy cơ bệnh lý có thể mắc phải của người nhóm máu B là rất cần thiết để giúp bạn có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng mà đôi khi nhiều người nhóm máu B không chú ý, đó chính là việc trang bị kiến thức về truyền máu đối với từng nhóm máu khác nhau. Bởi nếu tiến hành truyền máu không tương thích ABO sẽ có nguy cơ dẫn đến các phản ứng truyền máu nghiêm trọng, gây tử vong. 

Nhóm máu B nhận được nhóm máu nào? 2 Những người thuộc nhóm máu B chỉ nhận được máu từ người nhóm máu O hoặc B.

Vậy người nhóm máu B nhận được nhóm máu nào? Người nhóm máu B cho được nhóm máu nào? Người nhóm máu B có thể truyền máu cho người có cùng nhóm máu B với họ, bên cạnh đó cũng có thể truyền được cho những người có nhóm máu AB.

Bạn lưu ý, những người thuộc nhóm máu B chỉ nhận được máu từ người nhóm máu O hoặc B. Trong đó, nhóm máu B+ chỉ nhận được máu của người thuộc nhóm máu O+ và O-; trong khi đó nhóm máu B- sẽ chỉ nhận được nhận được máu nhóm O- và B- mà thôi.

Cơ sở của nguyên tắc truyền máu cơ bản

Bên trên, chúng ta đã có được câu trả lời cho thắc mắc nhóm máu B nhận được nhóm máu nào, nhóm máu B cho được nhóm máu nào rồi. Tuy nhiên, bạn cũng cần trang bị cho mình kiến thức về nguyên tắc truyền máu cơ bản để đảm bảo an toàn tính mạng dù là vai trò người cho hay người nhận máu.

Chúng ta đều biết máu của con người được chia làm nhiều nhóm, bản thân từng máu sẽ có những nét đặc trưng riêng. Vì thế, việc truyền không đúng nhóm máu tương thích với nhau sẽ gây phá vỡ kết cấu của mạch máu, gây nguy hiểm cho quá trình truyền máu.

Nhóm máu B nhận được nhóm máu nào? 3 Truyền máu phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu.

Điều đầu tiên trong nguyên tắc truyền máu cơ bản là bạn cần biết mình thuộc nhóm máu nào cũng như đặc tính của nhóm máu đó ra sao. Do mỗi nhóm máu đều có đặc tính riêng, sẽ có những kháng thể chống lại những nhóm máu khác nên nếu truyền máu khác nhóm vào thì kháng thể người nhận có thể phá hủy máu, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

Dưới đây những đặc tính của từng nhóm máu, các nguyên tắc truyền máu cơ bản đều phải dựa trên các đặc tính này để đảm bảo an toàn trong quá trình truyền máu:

Nhóm máu A

Đây là nhóm máu có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết thanh. 

Đặc điểm của người có nhóm máu A như sau:

Nhóm máu B

Nhóm máu này có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể A trong huyết thanh.

Đặc điểm của người có nhóm máu B như sau:

Nhóm máu AB

Người nhóm máu AB sẽ có kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. AB là nhóm máu ít phổ biến nhất trong hệ ABO. 

Đặc điểm của người có nhóm máu B như sau:

  • Có thể nhận máu từ bất kỳ người có nhóm máu nào;

  • Chỉ có thể truyền cho người cùng nhóm AB do máu AB có cả hai kháng nguyên AB trên tế bào hồng cầu.

Nhóm máu B nhận được nhóm máu nào? 5 Việc xác định nhóm máu luôn là tiêu chí đầu tiên trong nguyên tắc truyền máu cơ bản.

Nhóm máu O

O là nhóm máu phổ biến nhất và cũng là nhóm máu có thể truyền máu cho tất cả các nhóm máu khác do nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên. Tuy nhiên, người máu O chỉ có thể nhận máu truyền từ người có cùng nhóm máu với mình do có cả kháng thể A, B trong huyết thanh, các kháng thể trong huyết tương của nhóm máu này sẽ tấn công các loại khác.

Như vậy, với hệ nhóm máu ABO, ở người có 4 nhóm máu là máu A, B, AB và máu O. Các nhóm máu ở người này là phổ biến nhất.

Nhóm máu Rh (D)

Kháng nguyên D thuộc hệ nhóm máu Rh có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài hệ nhóm máu ABO. Do đó, đây được coi là hệ nhóm máu quan trọng sau hệ nhóm máu ABO.

Hầu hết máu ở người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu, thường gọi là Rh D(+). Ngược lại, nhóm máu không có kháng nguyên D trên hồng cầu thì được gọi là Rh D(-). Rh D(-) được xem là một nhóm máu hiếm với tỷ lệ người có Rh D(-) tại Việt Nam chỉ khoảng 0,07%.

Đặc điểm của người có nhóm máu Rh D(-) như sau:

Việc xác định nhóm máu luôn là tiêu chí đầu tiên trong nguyên tắc truyền máu cơ bản. Đó là lý do vì sao nếu thuộc nhóm máu B thì bạn cần nắm được nhóm máu B nhận được nhóm máu nào cũng như có thể cho được nhóm máu nào. Trong trường hợp người hiến máu hoặc bệnh nhân có nhóm máu khó xác định thì bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và thực hiện xét nghiệm chuyên khoa để xác định nhóm máu chính xác.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)