Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhận biết dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu sớm sẽ có cách khắc phục kịp thời, phòng tránh nguy hiểm cho thai nhi và mẹ. Làm sao xử lý khi bị bệnh để phòng nguy hiểm đến thai kỳ này cũng là những điều quan tâm của nhiều mẹ.

Nhận biết sớm dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu giúp mẹ bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh 1Nhận biết sớm dấu hiệu giúp mẹ có cách chữa trị kịp thời để phòng nguy hiểm cho thai nhi.

Nhận biết dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu sớm sẽ có cách khắc phục kịp thời, phòng tránh nguy hiểm cho thai nhi và mẹ. Làm sao xử lý khi bị bệnh để phòng nguy hiểm đến thai kỳ cũng là những điều quan tâm của nhiều mẹ.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị lây nhiễm virus cúm bởi hệ miễn dịch của bà bầu yếu hơn so với trước khi mang thai. Cúm cũng là hiện tượng thường gặp tuy nhiên không phải ai cũng nhận diện chính xác dấu hiệu để sớm có cách chữa trị. Bệnh cúm hầu hết không để lại biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ nếu phát hiện và điều trị sớm.

Thông thường, các mẹ bầu cũng thường khó phân biệt giữa dấu hiệu của bệnh cảm lạnh và cảm cúm. Thực ra, mức độ ảnh hưởng của cúm kéo dài và để lại biến chứng nguy hiểm hơn so với cảm lạnh.

Dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu

Nhận biết sớm dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu giúp mẹ bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh 2Bà bầu bị cúm có biểu hiện sổ mũi, nghẹt mũi.

Nhiều mẹ nhầm tường dấu hiệu của cảm cúm với cảm lạnh nhưng thực chất các triệu chứng của cảm cúm thường xảy ra với tốc độ nhanh và có thể nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu được nhận biết thông qua một số triệu chứng thường gặp sau đây:

Bệnh cúm ở bà bầu ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?

Nhận biết dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu giúp mẹ bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh 3Cảm cúm ở bà bầu thường lành tính nhưng nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Phụ nữ mang thai bị cúm có nguy cơ phát triển thành các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, niễm trùng máu, viêm não, viêm màng não. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nhẹ đều có thể phòng tránh nếu được chăm sóc tốt.

Người mẹ cảm cúm trong thời gian mang thai có thể có nguy cơ sinh sớm, gây dọa sảy thai, thậm chí là thai chết lưu hoặc bé sinh ra chậm phát triển, có trọng lượng thấp.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị cúm?

Chính vì tốc độ phát triển nhanh và nghiêm trọng của bệnh nên các mẹ cần phải hết sức lưu ý các dấu hiệu trên đây, các triệu chứng này thường kéo dài 1 – 2 tuần. Cúm có thể xuất hiện quanh năm nhất là vào mùa cúm tháng 10 – 11.

Khi nhận thấy các dấu hiệu trở nên nặng hơn như khó thở, viêm họng nặng, ho khạc có đàm xanh, sốt cao kéo dài, cảm giác tức ngực,… mẹ bầu cần đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Để đảm bảo thai kỳ luôn được khỏe mạnh, tốt nhất trong 48 giờ khi nhận thấy các dấu hiệu, mẹ không nên tự ý dùng thuốc mà hãy tham khảo sự chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc bản thân, mẹ bầu cần lưu ý những biện pháp sau để nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé: Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý; bổ sung đủ nước để ngăn tình trạng mất nước do sốt; bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng, hạn chế ra gió, nên dùng các món ăn mềm, loãng dễ tiêu hóa.

Tóm lại, dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu giúp mẹ nhận biết và xử lý sớm để phòng tránh nguy hiểm đến thai kỳ. Tiêm phòng cúm khi mang thai là biện pháp an toàn và hiệu quả bảo vệ mẹ khỏi căn bệnh khó chịu này.

Thủy Nguyễn

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.