Nhà thuốc Hưng Thịnh

Thai nhi phát triển khỏe mạnh là điều mà cặp vợ chồng nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, có những trường hợp không may xảy ra làm cho thai nhi ngừng phát triển, hay còn gọi là thai lưu. Dấu hiệu của thai lưu thường không rõ ràng nên nhiều mẹ bầu không thể theo dõi được tình trạng của thai nhi. Vậy làm thế nào mới biết được dấu hiệu thai lưu?

Thai kỳ có thể phát triển tốt và khỏe mạnh là điều mong muốn của rất nhiều cặp vợ chồng. Nhưng việc mất đi đứa con do thai bị chết lưu lại vô tình cướp đi niềm hạnh phúc đó. Vì vậy, để có thể phòng tránh thai lưu, việc xử lý kịp thời và nhanh chóng phát hiện ra dấu hiệu của thai lưu là vô cùng quan trọng. Hãy cùng nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu về dấu hiệu thai lưu qua bài viết dưới đây nhé.

Thai lưu là gì ?

Thai chết lưu là hiện tượng thai chết trước khi sinh hoặc trong lúc đang sinh. Thai lưu được phân loại dựa trên thời điểm xảy ra như sau:

  • Thai lưu chết sớm: Xảy ra trong khoảng thời gian từ 20 – 27 tuần tuổi.
  • Thai lưu chết muộn: Xảy ra trong khoảng thời gian từ 28 – 36 tuần tuổi.
  • Thai lưu kỳ hạn: Xảy ra trong khoảng thời gian từ giữa 37 tuần tuổi hoặc lâu hơn.

Dấu hiệu thai lưu dễ nhận biết Thai lưu là hiện tượng thai chết trước khi sinh hoặc đang trong quá trình sinh

Nguyên nhân gây ra thai lưu

Mang thai và cơn đau đẻ biến chứng

Các vấn đề xảy ra trong thời gian thai kỳ có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra thai lưu. Những biến chứng này bao gồm, mang thai song sinh hoặc ba, sinh non, nhau thai tách ra khỏi tử cung,… Các biến chứng thai kỳ và đau đẻ được coi là nguyên nhân phổ biến thường xảy ra ở những chị em mang thai ở tuần 24 tuổi.

cách nhận biết dấu hiệu thai lưu Các biến chứng khi mang thai và đau đẻ được coi là nguyên nhân phổ biến nhất

Vấn đề với nhau thai

Đa số thai lưu xảy ra là do có các vấn đề với nhau thai. Ví dụ như nhau thai không cung cấp đủ máu cho bé sẽ gây ra hiện tượng thai lưu. Các vấn đề về nhau thai thường là nguyên nhân hàng đầu gây ra thai lưu trước khi sinh và những ca tử vong này thường có xu hướng xảy ra sau 24 tuần mang thai.

Dị tật bẩm sinh

Theo như nghiên cứu thì trong hơn 1 trong số 10 thai lưu, thai nhi có khuyết tật bẩm sinh về mặt cấu trúc di truyền, điều này dẫn đến hiện tượng tử vong.

Nhiễm trùng

Trong hơn 1 trong mỗi 10 thai lưu, tử vong xảy ra có thể là do nhiễm trùng ở thai nhi hoặc bên trong nhau thai bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng được coi là nguyên nhân phổ biến gây ra tử vong trong thai lưu trước tuần thứ 24 so với những người khác.

Các vấn đề với dây rốn

Đây là nguyên nhân có thể xảy ra khoảng 1 trong 10 thai chết lưu. Ví dụ, dây rốn có thể bị thắt nút hoặc vắt, điều này khiến cho oxy bị ngừng cung cấp cho thai nhi đang phát triển. Nguyên nhân này thường có xu hướng xảy ra nhiều hơn vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Tăng huyết áp

Những mẹ bầu có huyết áp cao như huyết áp cao mãn tính hoặc huyết áp cao tiền sản đều có thể dẫn đến hiện tượng thai lưu. Những trường hợp này thường xảy ra vào cuối quý hai hoặc đầu quý ba so với những phần khác của thai kỳ.

Nguyên nhân và cách nhận biết dấu hiệu thai lưu 3 Huyết áp cao khiến cho nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng thai lưu

Biến chứng bệnh ở người mẹ

Một số biến chứng khác về sức khỏe của người mẹ như tiểu đường đều được coi là nguyên nhân có thể xảy ra hoặc có thể xảy ra ở dưới 1 trong 10 trong số các thai lưu.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác gây ra bởi yếu tố bên ngoài như cảm xúc không ổn định, stress liên tục, căng thẳng trong cuộc sống hàng này, hút thuốc, sử dụng thuốc giảm đau theo toa,… đều là những nguyên nhân khiến cho thai lưu.

Các dấu hiệu thai lưu ở từng giai đoạn

Dấu hiệu thai chết lưu dưới 20 tuần

Thai lưu thường không xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén. Một số chị em có triệu chứng bất thường nhưng lại không có biểu hiện rõ ràng. Cụ thể, những phụ nữ được xác định có thai trước đó (mất kinh, nghén, thử HCG dương tính,…) nhưng phát hiện ra là thai lưu khi có các dấu hiệu thai lưu sớm như:

  • Âm đạo ra một ít máu, máu có màu hồng nhạt, màu nâu hoặc nâu đậm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp thai lưu không ra máu.
  • Dấu hiệu thai nghén giảm dần.
  • Đau bụng, đau lưng.
  • Bụng không to lên.
  • Dấu hiệu căng tức bầu ngực biến mất.

Dấu hiệu thai lưu trên 20 tuần

Thai lưu khi bước sang giai đoạn muộn của thời kỳ thai nghén thường có những biểu hiện rõ ràng như sau: 

  • Không thấy thai đạp nữa.
  • Âm đạo ra máu đen.
  • Bầu ngực có thể tiết ra sữa non.
  • Bụng nhỏ dần đi.
  • Một số bệnh lý như bệnh tim, nôn nghén nặng, tiền sản giật,… có dấu hiệu suy giảm.

Nên làm gì khi nhận thấy dấu hiệu thai chết lưu

Đối với những trường hợp thai chết lưu, bác sĩ sẽ đề xuất phương án là lấy thai ra sớm vì các mẹ thường có tâm lý là không muốn giữ lại thai nhi đã chết bên trong người. Ngoài ra, nếu như để thai lưu lâu ngày trong tử cung sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu, dẫn tới nhiễm trùng huyết và gây ra nguy hiểm tới tính mạng của các mẹ. 

Tuy nhiên, các mẹ cần phải thực hiện xét nghiệm trước khi điều trị tống thai lưu để có thể tiên lượng tình trạng rối loạn đông chảy máu trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, hạn chế mổ lấy thai trừ khi không thể sinh được bằng đường âm đạo hoặc thai chết lưu có thể có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của sản phụ.

Nên làm gì khi nhận thấy dấu hiệu thai chết lưu Khi nhận thấy các dấu hiệu thai chết lưu, mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ 

Bài viết trên nhà thuốc Hưng Thịnh đã cung cấp đầy đủ những dấu hiệu thai lưu cho bạn đọc. Thai lưu có thể gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Do đó, việc nhận biết được các dấu hiệu thai yếu hay dấu hiệu thai lưu là vô cùng quan trọng để các mẹ có thể nhanh chóng đi khám và có những biện pháp xử lý kịp thời.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)