Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sốt co giật ở trẻ em là hiện tượng nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng đột ngột, cứng người, trợn mắt tay chân giật liên hồi và hiện tượng này sẽ tự biến mất trong vòng 15 phút. Sốt co giật có thể xảy ra ở khoảng 2 đến 4% trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.

Sốt co giật thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, nếu chỉ xảy ra một vài lần thì có thể coi là bệnh lành tính và không để lại hậu quả lâu dài. Tuy nhiên, cha mẹ không được phép chủ quan, vì sốt cao, co giật lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ để lại di chứng động kinh, khó kiểm soát. Vì thế, phụ huynh nên hiểu rõ nguyên nhân gây sốt co giật ở trẻ em và cách xử trí khi con gặp tình trạng này để đảm bảo an toàn cho bé.

Sốt co giật ở trẻ em có thể xảy ra khi bé ở độ tuổi khoảng 6 tháng đến 5 tuổi Sốt co giật ở trẻ em có thể xảy ra khi bé ở độ tuổi khoảng 6 tháng đến 5 tuổi

Nguyên nhân sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi do não bộ ở giai đoạn này chưa phát triển hoàn thiện và rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Khi thân nhiệt quá cao hoặc tốc độ tăng nhiệt độ đột ngột, não bộ sẽ bị kích thích, gây co giật tay chân và toàn thân.

Hầu hết các cơn co giật do sốt ở trẻ em xảy ra khi trẻ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm virus như viêm họng, viêm amidan hoặc viêm não, viêm màng não… Đôi khi trẻ bị sốt cao co giật sau khi tiêm một số chủng vaccine như sởi, uốn ván, bạch hầu…

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sốt co giật cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền, đó là nếu trong gia đình có người từng bị sốt co giật hoặc bị bệnh động kinh thì trẻ cũng có nguy cơ bị sốt co giật.

Nhận biết các biểu hiện sốt co giật ở trẻ em

Co giật thường xảy ra khi trẻ sốt cao trên 39 độ đến 40 độ, nhưng cũng có trường hợp trẻ lên cơn co giật ở nhiệt độ thấp hơn. Lúc này, trẻ thường có các triệu chứng điển hình sau:

  • Cơ thể run rẩy, co giật, bất tỉnh, mất ý thức, không phản ứng khi được gọi. Đôi khi trẻ có thể chỉ bị cứng đờ hoặc co giật một bộ phận trên cơ thể như cánh tay, chân, nửa người bên trái hoặc bên phải….
  • Trẻ có thể la hét, kèm theo nôn, buồn nôn, sùi bọt mép, trợn mắt, nghiến răng, khó thở và cơ thể tím tái.
  • Các cơn co giật do sốt thường kéo dài hàng chục giây đến vài phút, không quá 5 phút và đa phần trẻ chỉ bị một cơn co giật trong đợt bệnh sốt, nhưng cũng có trường hợp trẻ co giật kéo dài trên 15 phút và bị co giật nhiều lần trong ngày.
  • Sau cơn sốt, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, thời gian này có thể kéo dài cả tiếng đồng hồ.

Làm gì khi trẻ bị sốt co giật tại nhà?

Khi thấy trẻ lên cơn sốt co giật, cha mẹ cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng hành động theo các bước sau:

  • Đặt trẻ nằm trên giường hoặc nơi rộng rãi, kê gối mềm dưới đầu và di chuyển tất cả các vật cứng, sắc nhọn ra xa để không làm trẻ bị thương.
  • Nghiêng đầu trẻ sang một bên để đờm chảy ra ngoài và nới lỏng cổ áo để trẻ dễ thở hơn.
  • Không được ôm chặt cơ thể trẻ vì điều này có thể làm tổn thương các cơ và tuyệt đối không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ khi trẻ đang lên cơn co giật vì nó có thể làm tắc nghẽn đường thở.
  • Ghi nhớ thời gian bắt đầu và kết thúc, các triệu chứng trước, trong và sau cơn co giật của trẻ. Điều này rất quan trọng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn sốt co giật.
  • Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút hoặc tái phát trên 2 lần trong vòng 24 giờ, cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân sốt co giật ở trẻ em Nghiêng đầu trẻ sang một bên để đờm chảy ra ngoài

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm hay không?

Một số trẻ bị sốt co giật nhiều lần có nguy cơ mắc các biến chứng sau:

  • Tổn thương não: Co giật xảy ra do sự phóng điện quá mức đột ngột của các tế bào thần kinh, vì vậy việc lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm tổn thương tế bào não và ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc, ngôn ngữ, vận động và gây suy giảm trí nhớ.
  • Động kinh: Có tới 2 dến 5% trẻ em bị sốt co giật tiến triển thành động kinh, và tỷ lệ này tăng lên 2,5 lần nếu cơn động kinh đầu tiên xảy ra trước 12 tháng tuổi, hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh.
  • Rối loạn thần kinh: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em bị sốt co giật có nguy cơ cao mắc các rối loạn thần kinh khác, chẳng hạn như rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn tic…
  • Tai nạn gây chấn thương: Một cơn sốt co giật đột ngột có thể khiến trẻ ngã, ngất xỉu, nếu ở nơi nguy hiểm, trẻ có thể rất dễ bị thương, thậm chí tử vong.

Cách phòng ngừa sốt cao co giật ở trẻ 

Để giúp trẻ phòng ngừa các cơn co giật tái phát và giảm các di chứng của bệnh động kinh, cha mẹ nên:

  • Chăm sóc tốt cho trẻ em bị sốt co giật.
  • Dành thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi, thư giãn để trẻ nhanh hồi phục.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bằng các thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp cá, gà, bò…

Cách phòng ngừa sốt co giật ở trẻ em Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, bú nhiều hơn nếu trẻ chưa cai sữa, bổ sung thêm các loại nước ép, sinh tố giàu vitamin C để giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Bổ sung các loại rau, củ, quả để bổ sung thêm vitamin và chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng trán, chân tay giúp khí huyết lưu thông, giảm mệt mỏi, đau đầu sau các cơn sốt co giật.
  • Thận trọng khi dùng thuốc sốt co giật ở trẻ em
  • Đối với trẻ có tiền sử sốt co giật, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi mới chớm sốt ở mức 37,5 đến 38,2 độ C.
  • Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol, cha mẹ cần lưu ý uống đúng liều lượng 10 – 15mg/kg/1 lần, sau 4 đến 6 tiếng mà trẻ vẫn sốt thì có thể dùng liều tiếp theo nhưng không quá 6 liều/ngày.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống co giật nếu trẻ có nguy cơ cao bị di chứng động kinh. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ nên cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng thông qua bài viết cha mẹ đã hiểu rõ hơn về hiện tượng sốt co giật. Sốt co giật ở trẻ em có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu cha mẹ có biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì trẻ hoàn toàn có thể kiểm soát được cơn co giật và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)