Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tình trạng thiếu vitamin B12 xảy ra ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân thiếu vitamin B12 mà bạn cần phải bổ sung chất này một cách phù hợp.

Vitamin B12 là vi chất rất cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh và hồng cầu. Dù vitamin B12 thường được dự trữ trong cơ thể nhưng nếu không bổ sung đầy đủ mỗi ngày thì vitamin B12 cũng có thể bị thiếu hụt, gây ra nhiều vấn đề khác nhau cho cơ thể. Vậy nguyên nhân thiếu vitamin B12 là gì? Bổ sung vitamin B12 bằng cách nào? Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây nhé.

Nguyên nhân thiếu vitamin B12

Trên thực tế, cơ thể mỗi người đều dự trữ một lượng vitamin B12 nhất định. Loại vitamin này cũng cần được cung cấp qua một số loại thực phẩm hàng ngày như trứng, thịt, cá… Tuy vậy, nhiều trường hợp bạn cũng có thể gặp tình trạng thiếu vitamin B12 do một số nguyên nhân sau:

Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12

Người ăn chay thuần (nghĩa là bạn không ăn bất cứ loại thực phẩm nào từ động vật như trứng thịt, sữa, pho mát) thường có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin B12. Ngoài ra, những người ăn không đủ chất, người mắc chứng chán ăn hoặc cuồng ăn cũng có thể bị thiếu hụt vitamin B12.

Khó hấp thụ vitamin B12

Một số bệnh lý khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin B12:

  • Bệnh lý thiếu máu ác tính làm cơ thể khó hấp thụ vitamin B12 một cách tự nhiên.
  • Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị mỏng đi dẫn đến khó hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Một số bệnh lý mãn tính liên quan đến đường tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột non khiến các chất dinh dưỡng khó hấp thu.
  • Người nghiện rượu, uống nhiều rượu là cơ thể suy giảm sức đề kháng từ đó khó hấp thụ chất dinh dưỡng và vitamin B12.

Nguyên nhân thiếu vitamin b12? Bổ sung vitamin b12 bằng cách nào 1 Uống nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B12

Sử dụng một số loại thuốc cản trở quá trình hấp thụ vitamin B12

Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc trị các bệnh liên quan đến dạ dày như chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày có chứa các chất như: Proton (PPI) (esomeprazole, pantoprazole, lansoprazole, omeprazole…), thuốc H2 (cimetidine, famotidine,…). Một số loại thuốc chữa tiểu đường như metformin cũng có thể khiến cho cơ thể giảm khả năng hấp thu vitamin B12, từ đó dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt.

Vi khuẩn phát triển quá mức

Một số người bị thiếu vitamin B12 do mắc một số vấn đề liên quan đến quá trình di chuyển của thức ăn qua ruột như: Xơ cứng bì, hẹp bao quy đầu, viêm túi thừa… Từ đó , khiến cho vi khuẩn trong đường ruột sinh sôi quá mức ở phần trên ruột non. Những vi khuẩn này có thể hấp thụ ngay vitamin B12 trong cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12.

Yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B12

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc thiếu vitamin B12 có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: Người có độ tuổi càng cao thì khả năng hấp thu vitamin B12 càng suy giảm.
  • Người ăn chay trường cũng có thể bị thiếu hụt vitamin B12.
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc chống động kinh, thuốc kháng sinh, thuốc có chứa metformin, colchicine, thuốc có nhóm PPI…
  • Người từng tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần cuối của ruột non.
  • Người mắc một số bệnh lý mãn tính như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường type 1, bệnh bạch biến…
  • Người có tiền sử trong gia đình bị thiếu hụt vitamin B12.

Nguyên nhân thiếu vitamin b12? Bổ sung vitamin b12 bằng cách nào 2 Có nhiều yếu tố khác nhau tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu vitamin B12

Các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin B12

Tác hại điển hình của tình trạng thiếu vitamin B12 đó là thiếu máu. Tuy nhiên, nếu sự thiếu hụt nhẹ có thể sẽ không gây ra triệu chứng. Trong trường hợp người bệnh không sớm điều trị sẽ gặp một số biểu hiện đặc trưng như:

  • Cơ thể mệt mỏi và suy nhược, thường xuyên hoa mắt, choáng váng.
  • Khó thở, tim đập nhanh.
  • Da nhợt nhạt, lưỡi sưng viêm.
  • Thường gặp tình trạng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và chán ăn.
  • Gặp một số vấn đề về thần kinh ngứa ngáy, yếu cơ và khó đi lại.
  • Suy giảm hoặc mất thị lực.
  • Các vấn đề liên quan đến tâm thần như: Mất trí, trầm cảm, rối loạn hành vi.

Nếu tình trạng thiếu vitamin B12 kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường như: Thiếu máu, ảnh hưởng xấu đến não, hệ thần kinh, xương, phổi cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, việc thiếu vitamin B9 và B12 có thể khiến trẻ bị dị tật ống thần kinh bẩm sinh.

Bổ sung vitamin B12 bằng cách nào?

Nếu bạn mắc bệnh thiếu máu ác tính, gặp khó khăn trong quá trình hấp thụ vitamin B12 thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị qua đường tiêm. Tần suất và liều lượng tùy thuộc vào sự thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể người bệnh. Bạn cần kiên trì quá trình điều trị bổ sung vitamin B12 theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc tăng cường vitamin B12 qua đường uống.

Đối với người duy trì chế độ ăn thuần chay hoặc chế độ ăn không chứa các sản phẩm từ động vật, bạn nên lựa chọn bổ sung bằng những một số thực phẩm giàu vitamin B12 như nấm hương, rong biển hoặc các loại men dinh dưỡng… Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường vitamin B12 qua đường uống hoặc các thực phẩm chức năng.

Nguyên nhân thiếu vitamin b12? Bổ sung vitamin b12 bằng cách nào 3 Bạn có thể cung cấp vitamin B12 qua đường dinh dưỡng hoặc đường uống

Người cao tuổi bị thiếu vitamin B12 do hệ tiêu hóa suy giảm khiến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng suy giảm, vì thế cần phải bổ sung vitamin B12 mỗi ngày qua đường thực phẩm hoặc vitamin tổng hợp có chứa vitamin B12.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin về các nguyên nhân thiếu vitamin B12. Hãy bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin mỗi ngày để luôn có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)