Nhà thuốc Hưng Thịnh

Các thai phụ thường được khuyến khích nghiêng về bên trái khi nằm để cảm thấy dễ chịu hơn và đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có không ít chị em cảm thấy khó khăn khi hô hấp và không phù hợp với tư thế này. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở qua bài viết sau đây.

3 tháng đầu thai kỳ, các chị em có thể ngủ thoải mái ở bất kỳ tư thế nào. Tuy nhiên, từ tháng thứ 4 trở đi (tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3) bụng bắt đầu to lên thì mẹ bầu sẽ phải đau đầu trong việc chọn tư thế thoải mái để ngủ và nghỉ ngơi.

Nằm nghiêng bên trái – tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu

Bà bầu nên nằm nghiêng bên nào là tốt nhất? Hầu hết thai phụ đều được bác sĩ khuyến khích nên ngủ nghiêng về bên trái. Khi nằm, mẹ bầu có thể kê chân cao khoảng 30 độ, gập nhẹ đầu gối vào bụng với tư thế uốn cong cột sống. Đây được xem là một trong những tư thế thoải mái và lý tưởng nhất để ngủ trong thai kỳ với nhiều lợi ích. Cụ thể:

  • Gan nằm ở bên phải của bụng nên việc mẹ bầu nằm nghiêng bên trái sẽ làm giảm áp lực và giúp cơ quan này hoạt động dễ dàng hơn.
  • Hạn chế tình trạng tử cung chèn ép mạch máu và các bộ phận khác trong ổ bụng.
  • Tư thế uốn cong cột sống giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra nhẹ nhàng hơn.
  • Cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất cho thai nhi qua nhau thai.
  • Giúp thai phụ có giấc ngủ ngon, hạn chế chứng ngáy ngủ hay gặp ở các bà bầu.
  • Mẹ bầu nằm nghiêng sang bên trái, đồng thời sử dụng gối kê đầu và gối ôm còn hỗ trợ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn.

Nguyên nhân khiến bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở

Nằm nghiêng bên trái khi ngủ đối với mẹ bầu là tư thế được bác sĩ khuyến khích

Lý do khiến bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở?

Triệu chứng khó thở khi mang thai xuất hiện không chỉ vào những tháng cuối thai kỳ. Thậm chí, nhiều thai phụ trải qua cảm giác này ngay từ những ngày đầu mang thai và cả lúc nằm nghiêng bên trái. Nguyên nhân là do:

Thay đổi nội tiết tố

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, nồng độ hormone progesterone tăng cao kích thích các trung tâm hô hấp ở não. Hormone này tác động trực tiếp và mở rộng dung tích phổi khiến mẹ bầu bị khó thở ngay cả khi nằm nghiêng bên trái. Tuy nhiên thai phụ không nên quá lo lắng vì sau khi sinh nở tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt. Lúc khó thở khi mang thai, các chị em có thể thử thay đổi tư thế để cảm thấy dễ chịu hơn.

Sự phát triển của thai nhi và dung tích tử cung thay đổi

Từ tháng thứ 4 trở đi, tử cung lớn dần theo sự phát triển của thai nhi và chiếm nhiều diện tích hơn trong bụng người mẹ. Kích thước tử cung tăng cao và bắt đầu chèn ép cơ hoành, hạn chế sự co bóp của phổi. Điều này làm cho phổi không có đủ không gian giãn nở hoàn toàn khiến bà bầu bị khó thở.

Vào những tháng cuối thai kỳ, tình trạng khó thở càng trở nên nghiêm trọng hơn nhưng sẽ tự chấm dứt sau khi thai nhi chào đời. Bên cạnh việc áp dụng một số tư thế ngủ tốt cho bà bầu, khi khó thở bạn có thể dùng gối mềm kê vào bụng, lưng hoặc dùng để gác chân khi nằm nhằm giúp cơ thể dễ thở và thoải mái hơn.

Nguyên nhân khiến bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở

Sự phát triển của thai nhi có thể là nguyên nhân khiến mẹ nằm nghiêng bên trái bị khó thở

Bà bầu bị thiếu máu

Sắt là thành phần cấu tạo chủ yếu của hemoglobin – huyết sắc tố có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong hồng cầu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu khiến bà bầu bị khó thở, tim đập nhanh, suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ sinh non, thai lưu, sảy thai, khiến em bé chào đời bị dị tật bẩm sinh hoặc chậm phát triển… 

Mỗi ngày, nữ giới trong độ tuổi sinh nở cần bổ sung khoảng 12 – 15 mg sắt hoặc các thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu này. Với các bà bầu, hàm lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày lên tới 45 – 60 mg. Khi đó, thức ăn hàng ngày không thể cung cấp đủ nên thai phụ cần uống bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ. Việc này không những giúp mẹ bầu ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả mà còn giảm nguy cơ bị khó thở khi mang thai.

Nguyên nhân khiến bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở

Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở có thể là báo hiệu mắc bệnh hô hấp

Thai phụ mắc bệnh hô hấp, tim mạch

Cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân khiến thai phụ khó thở khi nằm nghiêng bên trái. Bà bầu mắc các bệnh như: Hen suyễn, viêm xoang, thuyên tắc phổi hay tim mạch có thể khiến tình trạng khó thở trong thai kỳ nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu hô hấp khó khăn do bệnh lý, cần được điều trị kịp thời, đưa đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu khó thở để đảm bảo an toàn, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.

Giai đoạn cuối thai kỳ

Vào giai đoạn cuối quá trình mang thai khi thai nhi phát triển bình thường, khỏe, đạp mạnh khiến tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho không khí không kịp vào phổi. Điều này sẽ khiến mẹ bầu khó thở ngay cả khi nằm nghiêng bên trái.

Khi nào thai phụ bị khó thở cần gặp bác sĩ?

Hiện tượng bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở khiến nhiều chị em không thoải mái nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu thai phụ theo dõi và phát hiện những triệu chứng sau đây thì hãy đi khám ngay:

  • Khi gắng sức làm việc gì đó, bà bầu sẽ có cảm giác đau ngực.
  • Nhịp tim đập không đều. Có khi thai phụ cảm thấy nhịp tim tăng đột ngột.
  • Mẹ bầu cảm thấy hơi thở nặng và cơ thể yếu đi sau những lần trống ngực đập liên hồi.
  • Đau nhói ngực.
  • Cảm giác khó thở xuất hiện khi bà bầu đang nghỉ ngơi hoặc ngủ vào ban đêm.
  • Da dẻ xanh xao, tái nhợt.

Nguyên nhân khiến bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở

Khi có các dấu hiệu bất thường đặc biệt là khó thở mẹ bầu nên đi thăm khám ngay

Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở gây không ít khó chịu và lo lắng cho cả người mẹ và người thân trong nhà. Tuy vậy, bạn hãy yên tâm tâm vì cảm giác khó thở này thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng này bằng cách đừng ăn quá no trước khi nằm, sử dụng gối bà bầu và đặc biệt là có một môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái. Ngoài ra tập thể dục và thực hiện các bài tập hít – thở mỗi ngày cũng giúp thai phụ hô hấp dễ dàng hơn.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)