Nhà thuốc Hưng Thịnh

Một số người, kể cả những người khỏe mạnh đều có thể bị đau nhói tim, đau đột ngột ở ngực trái nhưng không diễn ra thường xuyên. Hiện tượng này khiến nhiều người gặp phải lo lắng. Vậy bị nhói tim có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào gây ra những cơn nhói tim? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Nhói tim rất có thể là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương nhất định ở tim. Các dây thần kinh cảm giác tiếp nhận các kích thích gây lên cảm giác đau nhói. Nhói tim có thể do bệnh lý, hoặc không. Dù là nguyên nhân nào cũng cần phải thận trọng. Vậy bị nhói tim có nguy hiểm không?

Bị nhói tim có nguy hiểm không?

Cảm giác đau xuất hiện khi có những kích thích tác động lên những thụ thể cảm giác đau. Cơn đau nhói ở tim là cơn đau mạnh, xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn (khoảng vài giây) và tần suất thấp.

Bị nhói tim có thể là một biểu hiện sinh lý bình thường hoặc chính là dấu hiệu chỉ điểm của tình trạng tổn thương tại tim hoặc báo hiệu một số bệnh lý liên quan khác. Bị nhói ở tim có nguy hiểm không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào nguyên nhân của cơn đau đó. Vậy, nguyên nhân nào gây cảm giác nhói tim?

Nguyên nhân gây nhói tim là gì? Bị nhói tim có nguy hiểm không? 1 Bị nhói tim có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân gây nhói tim

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau nhói vùng tim. Trong đo chia làm 2 loại: Đau nhói tim không do bệnh lý và đau nhói tim do bệnh lý.

Nhói tim không do bệnh lý

Nhói tim không do bệnh lý thường không gây nguy hiểm. Cơn đau không đến từ những tổn thương tim mạch, nói cách khác, hệ tim mạch ở những trường hợp này hoàn toàn bình thường. 

  • Cơn đau xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 30 giây) và chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện. Nếu bạn hít thở đều và nghỉ ngơi thoải mái thì cơn đau sẽ biến mất.

  • Trong trường hợp vận động nhiều với cường độ cao, ví dụ như các vận động viên, người tập thể hình hay các công nhân lao động quá sức… cũng dễ xuất hiện những cơn đau nhói ở tim.

  • Đôi khi, căng thẳng về mặt cảm xúc, quá lo lắng hay hoảng loạn cũng gây ra cơn nhói tim thoáng chốc vài giây.

  • Hiếm gặp hơn, một số người có thể bị nhói tim sau khi ăn quá no.

Nhói tim do những nguyên nhân này diễn ra với tần suất rất thấp và thường không kéo dài, cơ thể có thể phục hồi nhanh chóng khi được nghỉ ngơi mà không cần phải quá lo lắng.

Nguyên nhân gây nhói tim là gì? Bị nhói tim có nguy hiểm không? 2 Bị nhói tim không do nguyên nhân bệnh lý có thể hết khi nghỉ ngơi điều độ

Nhói tim do bệnh lý

Bị nhói tim có nguy hiểm không khi nhói tim do các bệnh lý gây ra? Câu trả lời là có, một số bệnh lý nguy hiểm cần phải cảnh giác khi có triệu chứng nhói tim đó là:

  • Bệnh nhồi máu cơ tim: Là hiện tượng cục huyết khối đột ngột làm tắc mạch máu nuôi tim, khiến cơ tim bị thiếu máu và có thể chết đi. Cơn đau thắt lại ở ngực trái, có cảm giác như bóp nghẹt, ngoài ra, có thể cảm nhận cơn đau lan ra các vùng khác như cánh tay trái, vai trái, cổ, hàm… Người bệnh thường khó thở, vã mồ hôi…

  • Viêm màng ngoài tim: Là tình trạng khu vực màng ngoài của tim bị viêm sưng, thường đi kèm với hiện tượng tụ dịch. Triệu chứng bao gồm đau ngực, thắt nghẹn, tăng lên khi hít thở sâu

  • Bệnh mạch vành ổn định (bệnh mạch vành mạn) gồm nhiều thể lâm sàng khác nhau trong đó có đau thắt ngực ổn định, cơn đau diễn ra khi người bệnh cố gắng thực hiện những hoạt động gắng sức, thường sẽ đau nhiều hơn ở bên trái và khi nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm đi

Nguyên nhân gây nhói tim là gì? Bị nhói tim có nguy hiểm không? 3 Đau nhói tim có thể do nhồi máu cơ tim

Bên cạnh các bệnh lý ở tim gây nhói tim, một số bệnh ở vùng cơ quan khác cũng có thể gây ra hiện tượng tương tự như:

  • Tình trạng rối loạn thần kinh tim: Thần kinh tim (hệ thần kinh thực vật) là hệ thần kinh kiểm soát các hoạt động không phụ thuộc bộ não như tim, nhịp tim, huyết áp, mạch máu, dạ dày… Khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, có thể dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh, hồi hộp, đau nhói tim hoặc đau tức ngực

  • Viêm sụn sườn hoặc viêm dây thần kinh liên sườn: Khi các khớp nối tại sụn xương sườn với xương ức bị viêm sẽ gây cảm giác đau tức ở vùng ngực. Viêm có thể xảy ra ở các khớp sụn hoặc nhiều vị trí khác, nhưng đều làm cơn đau tăng lên khi bệnh nhân vận động mạnh.

Dấu hiệu nguy hiểm khi nhói tim là gì?

Bị nhói tim có thể làm những cơn đau thông thường, thoáng qua. Nhưng đôi khi, bị nhói tim có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đối với những cơn đau nhói ngắn, diễn ra trong khoảng vài chục giây thì không cần phải lo lắng. Hãy tập trung hít thở thật sâu, nghỉ ngơi một lúc cơ thể sẽ khỏe lại. Tuy nhiên, nếu cơn đau tim diễn ra lâu hoặc có những dấu hiệu dưới đâu thì người bệnh cần được đưa đến bệnh viện nhanh nhất để được kiểm tra và cấp cứu cần thiết:

  • Cơn đau tim kéo dài trên 15 phút.

  • Cơn đau xuất hiện cùng các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, người vã mồ hôi và buồn nôn…

  • Nếu cơn đau tim kèm theo các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim như đau lan sang cánh tay trái, vai, cổ, hàm…

  • Bệnh nhân đau tim, đau ngực, khó thở một cách dữ dội.

  • Bệnh nhân bị ngất xỉu.

Phải làm gì khi bị đau nhói ở tim?

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, tình trạng nhói đau ở tim dù ít hay nhiều cũng là vấn đề sức khỏe mà mọi người tuyệt đối không nên chủ quan. Đó có thể là những báo hiệu sớm về những nguy cơ tổn thương tim mạch hoặc tình trạng cơ thể không khỏe mạnh ở một số cơ quan nào đó. Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám toàn diện, tìm và điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân gây nhói tim là gì? Bị nhói tim có nguy hiểm không? 4 Nên thường xuyên khám sức khỏe tim mạch

Khi đến khám bệnh, các bác sĩ sẽ hỏi rõ về các triệu chứng thường gặp và khi xuất hiện cơn đau. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bệnh nhân và của gia đình. Sau đó, tùy theo đánh giá sơ bộ, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số thăm dò như siêu âm tim, chụp X-quang, cộng hưởng từ… để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Vậy bị nhói tim có nguy hiểm không? Tùy từng trường hợp, bị đau tim có thể không nguy hiểm hoặc rất nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan, coi thường vì đây có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim hay viêm màng ngoài tim… có thế dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)