Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sốt xuất huyết do tác nhân muỗi vằn (tên khoa học là Aedes aegypti) lây truyền. Bệnh diễn biến nhanh và bộc lộ các triệu chứng điển hình theo từng giai đoạn. Thường bệnh có thể khỏi trong vòng 7 – 10 ngày nếu điều trị đúng cách. Vậy khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện và bùng phát ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, độ ẩm cao, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt vào mùa mưa, các loài muỗi ở giai đoạn cao điểm sinh sản, chúng ta càng cần chú ý để phòng tránh bị sốt xuất huyết.

Mắc sốt xuất huyết trong bao lâu thì khỏi?

Như đã có đề cập ở trên, bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian lây truyền. Chính virus Dengue ký sinh trong cơ thể của muỗi là nguyên nhân khiến con người mắc sốt xuất huyết khi bị loài vật này đốt và truyền Dengue. 

Sốt xuất huyết thông thường có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 – 14 ngày trước khi có những triệu chứng rõ rệt. Khoảng 4 – 7 ngày ngay sau khi bị muỗi vằn Aedes aegypti có chứa virus Dengue đốt thì quá trình ủ bệnh sẽ bắt đầu. 

Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết là gì? Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? 1 Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian lây truyền.

Ở mỗi người khác nhau sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe cũng như hệ miễn dịch. Tuy nhiên, các triệu chứng bộc lộ ra bên ngoài sau khi phát bệnh đều sẽ diễn ra trong khoảng 7 – 10 ngày theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn sốt: Ở giai đoạn này, người bị sốt xuất huyết gặp các biểu hiện như nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức toàn cơ thể, đau cơ, đau khớp, đau cả 2 hốc mắt, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị. Ngoài ra, dưới da còn thấy xuất hiện các nốt phát ban, nhiều trường hợp có thể xảy ra chảy máu cam, chảy máu chân răng. Giai đoạn sốt có thể sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày.

  • Giai đoạn nguy hiểm: Sau giai đoạn sốt là giai đoạn nguy hiểm, xảy ra trong 3 – 4 ngày tiếp theo. Người bệnh lúc này đã bớt sốt, hoặc hết sốt nhưng sẽ thấy có nhiều nốt ban đỏ trên da tại khu vực mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong đùi, bụng, 2 cánh tay, mạn sườn. Mặt khác, người bệnh còn có thể gặp phải xuất huyết niêm mạc như chảy máu lợi, chảy máu mũi, tiểu ra máu… Một số trường hợp mức độ bệnh nghiêm trọng hơn thì có thể bị xuất huyết não, chảy máu dạ dày, viêm cơ tim, viêm não, viêm gan,…

  • Giai đoạn phục hồi: Đây là giai đoạn khi sức khỏe bệnh nhân khá dần lên, hết sốt, tiểu nhiều, có cảm giác thèm ăn. Thường giai đoạn này diễn ra trong khoảng 1 – 2 ngày, tùy thể trạng người bệnh.

Sốt xuất huyết là bệnh không hiếm gặp, diễn biến bệnh nhanh và các biểu hiện bệnh sẽ nặng dần theo giai đoạn. Khi phát hiện mắc sốt xuất huyết, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị, nếu không bệnh nhân rất dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết là gì? Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? 2 Sốt là giai đoạn đầu tiên gặp phải khi phát bệnh sốt xuất huyết.

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Nắm được các dấu hiệu khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết rất quan trọng. Bởi không ít người vẫn lầm tưởng rằng hết sốt chính là lúc đã khỏi sốt xuất huyết. Trên thực tế, như đã có nói bên trên, bệnh nhân qua giai đoạn sốt chỉ là sự bắt đầu cho giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh này. 

Dưới đây là những biểu hiện cho thấy đã khỏi sốt xuất huyết:

Cơ thể đã bớt mệt mỏi

Mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân rất mệt mỏi. Trong giai đoạn nguy hiểm, dù không còn bị sốt cao nhưng chắc chắn cơ thể vẫn cảm giác vô cùng mệt mỏi. Nếu sau khoảng mấy ngày mà bệnh nhân cảm giác đã giảm triệu chứng mệt mỏi, việc ăn uống thấy ngon miệng hơn thì đây chính là một trong các dấu hiệu giải đáp cho thắc mắc khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết và đang trong giai đoạn dần hồi phục.

Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết là gì? Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? 3 Giảm mệt mỏi, ăn uống thấy ngon miệng hơn là đã khỏi sốt xuất huyết.

Không có nốt phát ban mới xuất hiện

Ở giai đoạn bị sốt và giai đoạn nguy hiểm, trên một số vùng da bệnh nhân có các vết phát ban nổi lên, ngày một nhiều hơn khiến bệnh nhân bị ngứa ngáy, khó chịu. Khi bệnh đã đỡ dần, đang hồi phục cũng là lúc không còn thấy nốt ban nổi mới nữa. 

Đi ngoài nhiều hơn

Bị muỗi đốt và nhiễm bệnh sốt xuất huyết, cơ thể bệnh nhân sẽ bị mất nước nghiêm trọng khi sốt nên thường ít đi tiểu. Sau khoảng 5 – 7 ngày điều trị, bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn là dấu hiệu cho thấy đã khỏi sốt xuất huyết. Lúc này, bệnh nhân đang vào giai đoạn hồi phục.

Phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Tương tự nhiễm siêu vi, người mắc sốt xuất huyết đa phần sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp xuất hiện biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở bệnh nhi (tỷ lệ biến chứng là từ 3 – 5%).

Các biến chứng có thể kể đến như sốc, rối loạn đông máu, xuất huyết đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, nhiều cơ quan như gan, não, thận, tim… bị tổn thương. 

Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết là gì? Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? 4 Áp dụng các biện pháp giúp hạ sốt như chườm khăn, lau mát người, uống thuốc…

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết

Cần nói ngay rằng, sốt xuất huyết là bệnh không có thuốc đặc trị. Vì vậy, điều trị sốt xuất huyết chỉ chủ yếu là tập trung hỗ trợ giảm nhẹ cũng như kiểm soát các triệu chứng, ngăn không cho biến chứng nghiêm trọng xảy ra. 

Do đó, khi mắc phải sốt xuất huyết, bệnh nhân cần chú ý các điều sau đây:

  • Nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí;

  • Áp dụng các biện pháp giúp hạ sốt chẳng hạn như chườm khăn, lau mát người, uống thuốc giúp hạ thân nhiệt;

  • Uống nhiều nước và bù điện giải.

Bên cạnh đó, bệnh nhân sốt xuất huyết lưu ý tránh làm những điều sau:

  • Hạ sốt một cách dồn dập: Sốt xuất huyết có nguyên nhân do virus gây nên thân nhiệt có thể tiếp tục tăng trở lại dù mới tiến hành hạ sốt cho bệnh nhân. Do đó, nếu thấy sốt trở lại, người chăm sóc/bệnh nhân không nôn nóng thực hiện các phương pháp hạ sốt dồn dập, cấp tốc để tránh khiến cho các cơ quan khác bị tổn thương.

  • Tránh tắm nước lạnh, ra những khu vực nhiều gió: Mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ cần vài ngày mới có thể qua khỏi giai đoạn nguy hiểm và hồi phục dần. Do đó, bệnh nhân phải tuân thủ thực hiện những điều cần làm bên trên, đồng thời tránh không ra gió và tắm nước lạnh vì nước lạnh sẽ làm co mạch ở ngoài da nhưng lại làm giãn các mạch nội tạng. Chính sự chênh lệch nhiệt độ sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ cao tổn thương mạch máu gây xuất huyết, nguy hiểm nhất là xuất huyết não dẫn tới tử vong. Dùng khăn ấm lau người là biện pháp tốt nhất khi bị sốt xuất huyết.

Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết là gì? Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? 5 Uống nhiều nước và bù điện giải cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Cách phòng ngừa sốt xuất huyết

Ngoài nắm rõ dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết lẫn phương pháp điều trị bệnh này, chúng ta cũng cần ghi nhớ một số biện pháp phòng bệnh sau đây:

  • Mắc màn khi ngủ, dùng kem bôi da hoặc xông tinh dầu để đuổi muỗi;

  • Mặc quần áo dài che kín tay chân;

  • Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, tạo không gian thoáng mát;

  • Không trữ nước trong chum, vại, hay các vật đựng khác để triệt đường sinh sản của muỗi; 

  • Phối hợp phòng chống dịch sốt xuất huyết và các đợt diệt muỗi cùng địa phương, cơ quan y tế.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết cũng như dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết. Là bệnh truyền nhiễm có diễn tiến nhanh, dễ mắc và biến chứng nghiêm trọng, khi phát hiện bản thân hoặc người thân có những triệu chứng sốt xuất huyết thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. 

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)