Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bất cứ bệnh tật nào cũng đều đáng sợ khi mang thai vì cơ thể của mẹ cần tránh tiếp xúc với các hóa chất càng nhiều càng tốt. Vậy nên nếu gặp phải sốt

Có nhiều mức độ sốt xuất huyết khi mang thai nặng nhẹ khác nhau. Điều này tùy thuộc vào cách bạn tự chăm sóc bản thân. Đây là những việc bạn nên làm ngay khi có kết luận nhiễm sốt xuất huyết:

1. Tại sao bạn lại mắc sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là loại dịch bệnh nguy hiểm có tác nhân truyền nhiễm là muỗi vằn (Aedes aegypti).

  • Bệnh sốt xuất huyết phổ biến ở vùng nhiệt đới, nơi khí hậu thích hợp cho muỗi vằn sinh sôi nảy nở
  • Ấu trùng muỗi xuất hiện ở bất kì nơi nào có nước đọng: Cống rãnh, chai lọ, vũng nước tù…
  • Có tới 4 loại virus gây các chứng sốt xuất huyết khác nhau, nếu bạn mắc phải một trong số đó, vẫn còn 3 loại virus khác có thể tấn công bạn cùng lúc
  • Muỗi vằn xuất hiện chủ yếu vào ban ngày, giờ sáng sớm và xế chiều

sốt xuất huyết khi mang thaiMuỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết

2. Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Những triệu chứng của sốt xuất huyết khi mang thai có chút tương tự với cảm cúm, do đó nhiều mẹ bị nhầm lẫn và chỉ phát hiện khi đã trở nặng. Nếu có một trong các triệu chứng sau, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để có kết quả chính xác nhất:

  • Sốt cao và run rẩy
  • Chảy máu nướu răng
  • Cơ thể mất nước, biếng ăn
  • Đau đầu nghiêm trọng, có thể đau khắp toàn thân
  • Buồn nôn
  • Phát ban nửa người trên
  • Mật độ tiểu cầu giảm thấp nếu bệnh chuyển nặng

Khi tiểu cầu giảm, huyết áp sẽ giảm và có thể xuất hiện tình trạng ra máu khi mang thai. Đây là triệu chứng của sốt xuất huyết dengue, có thể đe dọa đến tính mạng.

3. Sốt xuất huyết khi mang thai ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Đối với bé, bệnh sốt xuất huyết là nguyên nhân dẫn đến nhiều tác động xấu:

  • Sinh non, cản trở sự phát triển hoàn toàn của bé
  • Bé sinh ra bị nhẹ cân
  • Nếu cơn sốt xuất huyết xảy ra trong thời gian đầu thai kì có thể gây sảy thai
  • Sốt xuất huyết dengue có thể làm thai chết non

Nhìn chung, sốt xuất huyết khi mang thai không ảnh hưởng đến thể chất của bé và cũng không lây sốt sang thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải sốt xuất huyết khi sinh con thì có nguy cơ sẽ lây bệnh cho bé. Trẻ khi đó sẽ được kiểm tra các dấu hiệu sốt xuất huyết như nóng sốt, giảm tiểu cầu, phát ban.

sốt xuất huyết khi mang thaiSốt xuất huyết dengue có thể gây nguy hiểm tính mạng

4. Điều trị bệnh

Việc theo dõi và điều trị bệnh sốt xuất huyết khi mang thai cũng tương tự như các trường hợp thông thường. Trước hết mẹ cần xét nghiệm máu để kiểm tra có phải bệnh sốt xuất huyết hay không và xác định mức độ bệnh nếu có. Mẹ sẽ cần:

  • Uống nhiều nước và nước trái cây tươi, tuyệt đối tránh mất nước để du trì nước ối
  • Có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc giảm đau
  • Tuyệt đối chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc đặc biệt là thuốc chứa aspirin
  • Theo dõi huyết áp và nồng độ tiểu cầu liên tục
  • Nếu mất nhiều máu, mẹ có thể cần truyền máu
  • Thở oxy và truyền dịch tĩnh mạch nếu cần thiết

5. Phòng tránh sốt xuất huyết

Đây là các biện pháp hữu hiệu bạn nên thực hiện để phòng tránh sốt xuất huyết khi mang thai:

  • Mặc quần áo kín người, có màu nhạt để tránh muỗi
  • Dùng mùng chống muỗi vào ban đêm
  • Giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ, muỗi thích nơi ấm áp

sốt xuất huyết khi mang thaiDùng màn chụp để tránh muỗi

Hãy nhớ rằng bạn cần giữ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Khi thấy bất kì triệu chứng sốt xuất huyết khi mang thai nào, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để xét nghiệm máu. Thậm chí bạn có thể phải mổ lấy thai nếu mắc phải sốt xuất huyết dengue. Thực hiện cẩn thận các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ bạn và bé trong giai đoạn dịch sốt xuất huyết đang bùng nổ hiện nay.

Phong

Nguồn: Momjunction

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)