Nhà thuốc Hưng Thịnh

Với nền khoa học hiện đại, hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguồn gốc HIV cũng như nhiều thông tin về loại vi rút gây bệnh suy giảm miễn dịch hàng đầu này. Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé.

HIV là bệnh lý suy giảm miễn dịch ở cơ thể người do một loại vi rút cùng tên gây ra. Người bệnh khi nhiễm HIV sẽ có hệ thống miễn dịch yếu hơn người bình thường, dễ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng và có nguy cơ tử vong cao. 

HIV là gì? 

HIV là một loại vi rút có tên đầy đủ là Human Immunodeficiency Virus, người bị nhiễm loại vi rút này sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch. Và khi cơ thể người nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch sẽ ngày càng yếu hơn tùy theo tiến triển của bệnh, mất dần sức đề kháng với mầm bệnh và vi khuẩn, vi rút gây bệnh, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vô cùng cao, có thể phát triển thành ung thư hay nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 

Nguồn gốc HIV là từ đâu? 

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, khả năng rất cao vi rút HIV có khởi nguồn từ loại vi rút SIV gây nên chứng suy giảm hệ miễn dịch trên khỉ ở những nước miền tây Trung Phi. Từ chính những loài linh trưởng này mà vi rút gây bệnh lây nhiễm sang người, làm xuất hiện chủng vi rút HIV ở người cũng có cùng cơ chế gây giảm miễn dịch như trên khỉ. 

Các nhà khoa học cũng đã tìm ra 2 chủng HIV là HIV-1 có nguồn gốc HIV từ loài tinh tinh và chủng HIV-2 có nguồn gốc xuất phát từ loài khỉ ở châu Phi. Trong 2 chủng vi rút có nguồn gốc HIV khác nhau này, chủng HIV-1 được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cao, lan truyền nhanh trên phạm vi toàn cầu. 

Nguồn gốc HIV từ đâu HIV xâm nhập cơ thể bằng cơ chế nào 1

Vi rút HIV xâm nhập máu và tiêu diệt tế bào bạch cầu

Nhiều nhà khoa học cũng dự báo vi rút HIV còn có thể tiến hóa nhanh, sinh ra chủng mới với tốc độ nhanh hơn con người nghĩ rất nhiều, ít nhất là gấp 1 triệu lần so với quá trình tiến hóa ARN của con người.

Chính vì thế mà kiểm soát tốt tình trạng HIV hiện tại cũng như phấn đấu tìm ra cách điều trị, phòng chống hiệu quả HIV đang là vấn đề toàn cầu, cần tập trung cao độ. Mỗi người trong chúng ta cũng nên chủ động bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm HIV bằng nhiều biện pháp như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, lối sống lành mạnh,… 

Cơ chế xâm nhập của HIV vào trong có thể 

Khi vi rút HIV xâm nhập được vào trong cơ thể, chúng sẽ tiến đến xâm nhập ă loại tế bào bạch cầu có tên là CD4. Ngoài tế bào này, HIV còn nhắm đến nhiều loại tế bào khác như Lympho B, đại thực bào, tế bào hình sao, tế bào xơ non,… Sau khi đã xâm nhập vào tế bào thành công, vi rút HIV sẽ chiếm lấy tế bào đó và sử dụng chính tế bào chiếm được làm công cụ sản sinh nhiều vi rút hơn, diễn ra đồng thời với quá trình đó là sự phá hủy tế bào CD4 của HIV. 

Khi hoàn thành chu trình xâm chiếm trên, HIV sẽ tiếp tục thâm nhập vào hệ tuần hoàn, chiếm lấy tế bào bạch cầu CD4 và lặp lại quá trình sinh sản bản sao, phá hủy tế bào. Bên cạnh lượng vi rút HIV trong máu tăng lên cũng kéo theo khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành cũng cao hơn rất nhiều. 

Trong đó, CD4 đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại nhiều tác nhân gây bệnh cho cơ thể từ bên ngoài nên khi bị HIV chiếm lấy và phá hủy, lượng tế bào bạch cầu giảm sút, dẫn đến hệ thống miễn dịch bị suy giảm trầm trọng, giảm sức đề kháng và làm người bệnh dễ dàng mắc nhiều loại bệnh hơn, đặc biệt là những bệnh do nhiễm trùng. 

Ở người lớn khỏe mạnh bình thường có số lượng tế bào CD4 khoảng từ 500 – 1500 tế bào /nm3 máu còn với ở bệnh nhân HIV, con số này chỉ dao động ở mức từ 300 – 500 tế bào mà thôi, có nghĩa là hệ miễn dịch đã bị suy giảm dần. Nếu bệnh HIV tiến triển nhanh hơn làm cho số lượng CD4 giảm xuống còn dưới ngưỡng 200 tế bào thì cũng có nghĩa là hệ miễn dịch đã bị suy giảm một cách trầm trọng, nguy cơ bị nhiễm trùng và nhiễm bệnh cũng tăng cao hơn rất nhiều. 

Nguồn gốc HIV từ đâu HIV xâm nhập cơ thể bằng cơ chế nào 2

Con đường lây nhiễm HIV

Một số chứng rối loạn đáp ứng miễn dịch xảy ra ở người nhiễm HIV/AIDS như: 

  • Số lượng tế bào Lympho B giảm nhanh chóng, toàn phần, đặc biệt là tế bào bạch cầu CD4.
  • Chức năng của tế bào miễn dịch bị suy giảm, khả năng sản sinh ra những tế bào miễn dịch mới cũng bị giảm khi nhiễm HIV.
  • Tăng phức hợp miễn dịch, tăng số lượng các tự kháng thể cũng như một số loại protein có trong huyết thanh.
  • Tăng lượng Gamma-globulin.
  • Cơ thể giảm khả năng đáp ứng kháng nguyên tự nhiên so với những kháng nguyên tiếp xúc ban đầu.
  • Lượng Gamma-interferon cũng bị suy giảm. 

Theo nhiều khảo sát và nghiên cứu cho thấy, thời gian để bệnh nhân HIV tiến triển lên thành bệnh AIDS là khoảng 10 năm, con số này có thể tăng hoặc giảm tùy vào từng trường hợp cũng như cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người. Trước khi tiến triển thành AIDS, HIV cũng có nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ tương ứng với số lượng CD4 có trong cơ thể khác nhau. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh HIV 

Ngoài quan tâm đến nguồn gốc HIV thì nhiều người cũng thắc mắc bệnh HIV phòng ngừa được không và phòng ngừa bằng cách nào. Thực chất, HIV hoàn toàn có thể phòng tránh được với sự chủ động trong sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ lây truyền HIV cho con khi đang mang thai thì khả năng đứa trẻ nhiễm HIV là rất cao, khó ngăn ngừa. 

Các biện pháp hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS gồm có: 

  • Có lối sống tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng với điều kiện cả 2 đều không nhiễm HIV.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Nếu quan hệ tình dục với đối tượng chưa xác nhận được có nhiễm HIV không thì nên sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su,…
  • Sử dụng thuốc diệt tinh trùng và HIV khi quan hệ tình dục trong điều kiện thích hợp.
  • Không tiêm chích ma túy.
  • Chỉ truyền máu khi thật sự cần thiết và cần đảm bảo an toàn, kim truyền máu mới, không dùng chung với người khác.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là những đồ vật dễ dính máu như bàn chải, dao cạo,… 

Nguồn gốc HIV từ đâu HIV xâm nhập cơ thể bằng cơ chế nào 3

Lối sống tình dục lành mạnh giúp giảm khả năng lây nhiễm HIV/AIDS

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn biết được nguồn gốc HIV cũng như một số thông tin quan trọng về “căn bệnh thế kỷ” này. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân nhiễm HIV, bạn cần đến khám và làm xét nghiệm tại những bệnh viện lớn để có phương án điều trị sớm, kịp thời nhé. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)