Nhà thuốc Hưng Thịnh

Người già đã có tuổi tỷ lệ gãy xương ngày càng cao. Chỉ cần những lần vấp ngã tác động lực mạnh vào xương cũng đủ khiến chúng bị gãy. Vậy người già bị gãy xương có nên mổ không? Và giải pháp tốt nhất là gì? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong nội dung bài viết.

Đối với những người lớn tuổi bộ xương đã bị thoái hóa, giòn và dễ gãy. Nên hình ảnh bị ngã gãy xương không còn xa lạ gì. Ngay cả người bệnh hay người thân đều có một thắc mắc là: Người già bị gãy xương có nên mổ không? Cùng với nhiều vấn đề liên quan tới xương của người già như: Tại sao hay bị gãy? Cách phòng gãy xương ra sao? Xin mời các bạn đến với nội dung ngay dưới đây.

Nguyên nhân khiến người già bị gãy xương

Các chức năng hoạt động khi đã lớn tuổi không thua kém gì khi còn trẻ. Nhưng với bộ xương đã có tuổi thọ khá cao, suy giảm hormone, hấp thu chất dinh dưỡng kém của cơ thể. Khiến cho hệ xương, khớp, bao khớp, gân, vỏ xương, dịch khớp cũng ngày càng suy giảm. Dẫn tới hiện tượng thoái hóa xương thường thấy ở người lớn tuổi.

Xương một khi đã bị thoái thì thì những chất cần thiết giúp xương chắc khỏe như canxi, collagen, protein,… cũng ngày càng giảm dần. Xương dần trở lên giòn, dễ gãy hơn nếu gặp tác động cho ngã, va chạm với lực đủ mạnh.

Đối với người già bị gãy xương không còn xa lạ gì là do xương đã bị thoái hóa theo thời gian. Không còn được chắc khỏe như khi ở tuổi còn trẻ. Nên việc bổ sung canxi đúng cách cho người già là việc làm cần thiết.

Người già bị gãy xương là do đâu?

Người già bị gãy xương là do đâu?

Bộ phận xương nào dễ bị gãy nhất?

Người già bị gãy xương là do đã chịu một lực đủ mạnh tác động vào xương khiến chúng bị rạn, nứt rồi gãy. Đối với xương đã bị lão hóa kém độ dẻo dai thay vào đó là giòn và dễ gãy. Trong khi tuổi người già đã cao, sức hồi phục sức khỏe sẽ chậm hơn rất nhiều so với lúc trẻ nên người già bị gãy xương có nên mổ không vẫn là nỗi niềm băn khoăn của nhiều gia đình.

  • Tỷ lệ người già bị ngã thì xương ngón tay, bàn tay, gãy tay có tỷ lệ gãy cao nhất. Do các bà sẽ phản xạ chống tay xuống mặt đất đầu tiên. Để giúp cơ thể không bị va chạm mạnh xuống. Việc đi đứng của người lớn tuổi cần được chú ý tránh các nơi gập ghềnh khó đi, trơn trượt dễ bị ngã.

  • Ngoài ra xương cẳng chân, bàn chân, xương chậu, xương đùi nếu bị gãy cũng rất nguy hiểm. Đặc biệt là gãy cổ xương đùi không chỉ khó điều trị cho nhanh hồi phục. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tính mạng bị đe dọa. Do đây là bộ phận nối giữa chỏm xương đùi và phần thân của xương đùi.

  • Đối với người trẻ cần có lực tác động mạnh thì cổ xương đùi mới gãy. Còn với người già lớn tuổi thì chỉ cần ngã ở tư thế ngồi cũng đủ khiến phần xương đã bị lão hóa này gãy ngay. Hành động ngã từ trên cao thường thấy ở nhiều người có tỷ lệ cao là gãy phần cột sống cổ hoặc là thắt lưng.

Có thể thấy người già bị gãy xương không còn xa lạ gì. Vậy cách đề phòng gãy xương người lớn tuổi là gì?

Đề phòng gãy xương ở người lớn tuổi

Đây là cách giúp người lớn tuổi hay người thân cần chú ý để hạn chế tình huống bị gãy xương một cách tối đa:

Đối với người già bị gãy xương 

  • Những hoạt động thường ngày như đi lại cần cẩn thận. Chuẩn bị với đôi dép chống trơn trượt, có ma sát và có thể dùng chiếc gậy để chống. Đảm bảo những bước đi được an toàn không lo bị ngã.

  • Đối với các hoạt động như bê, sách đồ với trọng lượng nhỏ. Tránh tác động lực lớn lên bộ xương khiến xương chịu tác động lớn.

  • Giường ngủ không nên quá cao mỗi khi ngủ dậy hay lên giường để ngủ, nghỉ ngơi lúc mệt mỏi sẽ dễ dàng hơn.

  • Nhà tắm là địa điểm trong nhà thường khiến người lớn tuổi bị trơn trượt và té ngã. Với gia đình có người già cần để nền nhà tắm được khô thoáng, lát gạch chống trơn. 

  • Ngoài phòng tránh những hoạt động bên ngoài thì việc người già bị gãy xương có nên mổ không? Đầu tiên cần có chế độ dưỡng xương chắc khỏe mỗi ngày. Ví dụ như rau xanh, sữa, trứng, tôm, cua,… để bổ sung canxi cho bữa ăn hàng ngày.

Các biện pháp phòng gãy xương ở người lớn tuổi

Các biện pháp phòng gãy xương ở người lớn tuổi

Với người thân 

  • Với gia đình có người lớn tuổi nếu nhà có nhiều tầng thì nên để tầng 1 là nơi sinh hoạt và ngủ nghỉ cho người thân đã nhiều tuổi.

  • Các bậc thang, bậc thềm cần thiết kế không quá cao, dễ quan sát. Với các góc tối cần chuẩn bị những đèn chiếu sáng không bị chói mắt phù hợp.

  • Một khi bị ngã hoặc có các chấn thương lên người thì người thân nên cho người già đi chụp X-quang để kiểm tra. Không nên tự điều trị ở nhà như băng bó hay uống thuốc.

  • Một khi được bác sĩ chẩn đoán gãy xương cần hoạt động các tư thế nhẹ nhàng và thực hiện theo đúng pháp đồ điều trị đã đưa ra.

Vậy người già bị gãy xương có nên mổ không?

Qua thông tin nguyên nhân cũng như cách đề phòng gãy xương cho người lớn tuổi ở trên. Thì các bạn có thể hạn chế được tỷ lệ gãy xương của người thân lớn tuổi trong nhà mình. Điều không mong muốn vẫn có thể xảy ra một khi bị gãy xương thì cần làm gì?

Người già bị gãy xương có nên mổ không? Để đưa ra được quyết định chính xác và cần thiết với từng bệnh nhân lớn tuổi. Người thân trong nhà cần đưa đến địa chỉ y tế uy tín nơi gần nhất. Các bác sĩ sẽ thông qua kiểm tra hiện trạng gãy xương và cơ thể của người lớn tuổi.

  • Đối với tình huống nhẹ có thể điều trị bên ngoài không cần mổ.

  • Với trường hợp nặng nếu không mổ bệnh nhân phải nằm bất động rất lâu. Có thể dẫn tới vết thương bị nhiễm trùng, loét thịt,…

Người già có nên mổ khi bị gãy xương không?

Người già có nên mổ khi bị gãy xương không?

Tóm lại một khi người thân lớn tuổi của bạn bị gãy xương thì cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và có cách điều trị tốt nhất. Vậy bạn đã có câu trả lời cho người già bị gãy xương có nên mổ không rồi nhé! Cuối cùng nhà thuốc Hưng Thịnh xin kính chúc những người lớn tuổi luôn sống vui, khỏe mỗi ngày.

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)