Nhà thuốc Hưng Thịnh

Máu nhiễm mỡ là bệnh liên quan đến máu nên nhiều người thắc mắc bị máu nhiễm mỡ có đi hiến máu được không. Cùng xem chuyên gia giải đáp về máu nhiễm mỡ có được hiến máu không nhé!

Viện Dinh dưỡng Quốc gia thống kê cả nước có khoảng 29% người trưởng thành bị máu nhiễm mỡ. Bệnh thường gặp ở những người có thói quen ăn uống thiếu khoa học, ít vận động. Theo phong trào hiến máu nhân đạo ngày càng sôi nổi, nhiều người bệnh cũng muốn tham gia nhưng lo ngại không đủ điều kiện sức khỏe. Những người bị máu nhiễm mỡ có thể hiến máu không?

Bệnh máu nhiễm mỡ là gì, có nguy hiểm không?

Máu nhiễm mỡ còn có nhiều cách gọi khác như: Bệnh mỡ máu, rối loạn chuyển hóa lipid máu. Việc chẩn đoán máu nhiễm mỡ dựa trên chỉ số mỡ trong máu vượt quá giới hạn an toàn, cụ thể:

  • Cholesterol toàn phần vượt mức 5.2 mmol/L.
  • LDL – Cholesterol vượt mức 3.3 mmol/L.
  • Triglyceride vượt mức 2.2 mmol/L.
  • HDL – Cholesterol (cholesterol tốt) thấp hơn 1.3 mmol/L.

máu nhiễm mỡ có đi hiến máu được không 1 Bị bệnh máu nhiễm mỡ có đi hiến máu được không?

Nguyên nhân phổ biến gây máu nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ chủ yếu do lối sống sinh hoạt. Bệnh dễ gặp ở những người có thói quen:

  • Hút nhiều thuốc lá.
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Ăn nhiều đồ ăn chứa chất béo.
  • Ít vận động, thừa cân hoặc béo phì.

Những người không có thói quen kể trên cũng có thể bị máu nhiễm mỡ do yếu tố di truyền. Ngoài ra, máu nhiễm mỡ còn là biến chứng của bệnh tiểu đường, viêm ruột, suy gan, suy thận, hội chứng Cushing, bệnh nhiễm trùng. Một số trường hợp dùng thuốc an thần, thuốc tránh thai, lợi tiểu cũng có thể gặp tác dụng phụ gây rối loạn chuyển hóa lipid trong máu.

Những nguy cơ của bệnh máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ không có triệu chứng điển hình, diễn biến âm thầm nên rất khó nhận biết. Nhiều người phát hiện bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn nặng và có những dấu hiệu như: Đau tức ngực, thở gấp, đau tim, huyết áp cao… Hiện tượng này do các lipid xấu tích tụ cản trở lưu thông máu. Chúng có thể gây tắc nghẽn mạch máu ở tim, gan, thận gây xơ gan, suy gan, suy tim, xơ vữa động mạch…

Các biến chứng của máu nhiễm mỡ rất nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng xơ vữa động mạch. Nó có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ dẫn tới tử vong. Bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng liên quan trực tiếp đến máu. Vì vậy mà nhiều người lo ngại hiến máu sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả bên cho và bên nhận.

máu nhiễm mỡ có đi hiến máu được không 2 Bệnh máu nhiễm mỡ tiến triển âm thầm, ở giai đoạn cuối dễ gây biến chứng nguy hiểm

Bị máu nhiễm mỡ có đi hiến máu được không?

Theo điều kiện hiến máu, người mắc các bệnh về máu và tổ chức tạo máu, tuần hoàn, nội tiết không nằm trong tiêu chuẩn người hiến máu. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp máu nhiễm mỡ đều không thể hiến máu. Các bác sĩ khuyến nghị ở mức độ bệnh nhẹ, chỉ số mỡ trong máu không quá cao và chưa ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh vẫn có thể hiến máu.

Hiến máu trong trường hợp này cũng không gây tác động xấu đến người tiếp nhận. Đối với người bệnh, hiến máu còn giúp thanh lọc cholesterol có hại, cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ và ngăn ngừa biến chứng. Đó là nhờ các tế bào hồng cầu mới được sản sinh ngay sau đó, thay thế cho tế bào hồng cầu già yếu đã mất đi. Hồng cầu mới không chứa cholesterol, trẻ và chất lượng hơn.

Bạn đã biết bệnh máu nhiễm mỡ có đi hiến máu được không rồi nhé! Nhưng cũng không vì thế mà bạn tùy ý hiến máu khi chưa được bác sĩ hướng dẫn. Người bệnh máu nhiễm mỡ đi hiến máu sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng các chỉ số xét nghiệm máu. Bác sĩ cũng thăm khám tình trạng sức khỏe, xem xét có triệu chứng bất thường hay không trước khi quyết định lấy máu.

Người bệnh có đủ tiêu chuẩn hiến máu không còn dựa trên trọng lượng cơ thể và các yếu tố khác. Nếu bạn làm công việc đặc thù như phi công, thủy thủ, vận động viên đang tập luyện hoặc thi đấu thì cần nghỉ ngơi 1 – 2 ngày trước và sau khi hiến máu. Nữ dưới 42kg, nam dưới 45kg không đủ điều kiện hiến máu. Người mới khỏi ốm hoặc khỏi bệnh cũng cần trì hoãn hiến máu.

máu nhiễm mỡ có đi hiến máu được không 3 Bạn nên nói cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh máu nhiễm mỡ để được tư vấn trước khi hiến máu

Người bị máu nhiễm mỡ đi hiến máu cần lưu ý gì?

Dù khỏe mạnh bình thường hay có tiền sử bệnh lý, bạn vẫn nên chuẩn bị sẵn sàng trước ngày hiến máu. Những người bị máu nhiễm mỡ thì càng phải chú ý kỹ càng hơn. Máu nhiễm mỡ có đi hiến máu được không cũng dựa vào sự chăm sóc sức khỏe của bạn có tốt không đấy. Đây là một số kinh nghiệm đảm bảo an toàn cho những người bị máu nhiễm mỡ tham gia hiến máu.

Ăn uống khoa học trước và sau khi hiến máu

Đối với bệnh máu nhiễm mỡ, bạn nên bổ sung các chất: Chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin. Chúng có tác dụng đào thải cholesterol xấu, ngăn ngừa tích tụ chất béo, chống lại gốc tự do gây hại và giảm mỡ máu. Thực phẩm tốt cho người bệnh có thể kể đến: Thịt màu trắng, giá đỗ, súp lơ xanh, cải bina, các loại cá, các loại trái cây, dầu thực vật…

Trước ngày hiến máu và những ngày sau đó, bạn duy trì chế độ ăn hạn chế tối mỡ động vật. Tránh ăn các món xào, nấu, chiên mà nên chế biến bằng cách hấp, luộc hoặc ăn rau sống. Không nên ăn nhiều thịt đỏ vì chúng có hàm lượng cholesterol cao. Rượu bia, nước ngọt, thuốc lá cũng cần hạn chế.

Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

Tập thể dục đã được khoa học chứng minh có thể làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt. Quá trình tập luyện giúp đốt cháy các chất béo trung tính, hạ thấp lượng mỡ trong máu. Bạn nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày với những bài tập đơn giản như: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga…

máu nhiễm mỡ có đi hiến máu được không 4 Tập thể dục là giải pháp đốt cháy nhanh các cholesterol có hại trong máu

Mong rằng chia sẻ trên đã giúp bạn tháo gỡ hoàn toàn thắc mắc máu nhiễm mỡ có đi hiến máu được không. Bạn yên tâm hiến máu nếu điều kiện sức khỏe cho phép, chớ quên áp dụng chế độ dinh dưỡng và phương pháp tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Bạn tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng giảm cholesterol hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả nhất nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)