Nhà thuốc Hưng Thịnh

Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thường được khuyên tập luyện các bài tập thể dục phù hợp. Chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hơn. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, có an toàn không là thắc mắc của nhiều người bệnh.

Việc áp dụng các bài tập liên quan đến xương khớp là vô cùng cần thiết trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm. Đi bộ là một hình thức vận động đơn giản, giúp tăng cường sức khỏe, tuy nhiên nhiều người vẫn lo lắng không biết bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, vậy thì cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích của việc đi bộ đối với sức khỏe

Đi bộ là hình thức tập luyện dễ dàng nhưng lại mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:

  • Giúp xương chắc khỏe: Xương hấp thụ canxi tốt hơn trong quá trình đi bộ nên hệ khung xương của cơ thể được củng cố. Các cơ và dây chằng được co giãn trong quá trình vận động.

  • Điều hòa huyết áp: Đi bộ giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cũng như các bệnh tim mạch.

  • Hỗ trợ giảm cân: Quá trình trao đổi chất, đốt calo thừa được đẩy nhanh giúp giảm cân, giảm mỡ bụng hiệu quả. 

Ngoài ra còn rất nhiều lợi ích khác như tăng dung tích phổi, ngăn ngừa lão hóa, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm stress,…

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Đi bộ nhiều hỗ trợ điều hòa sức khỏe cơ thể toàn diện

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Với nhiều lợi ích như trên, đi bộ là bộ môn thể thao rất tốt và an toàn đối với người bị thoát vị đĩa đệm, thậm chí đây là bài tập hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả. Động tác đi bộ khá nhẹ nhàng nên người bệnh hãy thường xuyên đi bộ để nâng cao sức khỏe cũng như cải thiện tình trạng bệnh.

Khi đi bộ thường xuyên còn giúp ích rất nhiều đối với sức khỏe người bị thoát vị đĩa đệm như:

  • Cải thiện cấu trúc cột sống: Đi bộ giúp tăng cường các chất dinh dưỡng đến các mô ở cột sống, xương khớp được vận động hợp lý, ngày càng dẻo dai, hạn chế tình trạng xơ cứng khớp.

  • Tăng tuần hoàn máu: Các mạch máu được khai thông giúp tăng cường vận chuyển dưỡng chất để nuôi dưỡng sụn khớp, cơ và các mô mềm.

  • Củng cố các nhóm cơ: Phần cơ ở bắp chân và hông người bị thoát vị được rèn luyện để tăng độ linh hoạt, dẻo dai và tăng khả năng chịu đựng.

Bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Câu trả lời là có

Cần lưu ý gì khi đi bộ đối với người thoát vị đĩa đệm?

Người bị thoát vị đĩa đệm nên bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng với quãng đường ngắn, sau đó có thể tăng dần lộ trình lên. Khi đi nên nhìn thẳng về phía trước, đừng cúi hay ngả người về sau quá nhiều. Hãy để toàn thân thư giãn, thả lỏng hai tay hoặc vung tay với biên độ nhẹ nhàng, vừa phải.

Không nên mang theo hay cầm nắm nhiều vật dụng trên tay trong quá trình đi bộ vì không chỉ chi phối tâm trí mà còn làm sai lệch tư thế, vung tay không được đều đặn, thoải mái. 

Không bước quá dài hay quá ngắn, và đừng cố gắng đi quá nhanh. Lưu ý, khi bước nên tiếp đất bằng gót chân rồi đến cả bàn chân, sau đó là mũi chân.

Nên thở tự nhiên khi đi bộ, sau khi đi bộ xong cần thực hiện động tác điều hòa. Bên cạnh đó, hãy chọn những trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi, đi giày vừa với chân của mình. Ngoài ra, khi đi bộ nên để tâm trí thư giãn, có thể thay đổi các lộ trình khác nhau để tránh nhàm chán.

Cần lưu ý gì khi đi bộ đối với người thoát vị đĩa đệm? Cần lưu ý gì khi đi bộ đối với người thoát vị đĩa đệm?

Một số bộ môn thể thao người thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện

Vì phải đối mặt với những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra, người bệnh thường có tâm lý ngại vận động và cảm thấy việc tập thể dục sẽ gây ra đau đớn. Nhưng đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi việc không vận động trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình xơ cứng và teo cơ. 

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không Áp dụng một số bài tập thể dục khác ngoài đi bộ để hạn chế bị bệnh thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh đi bộ, có nhiều bộ môn khác cũng rất tốt đối với sức khỏe người bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể lựa chọn bộ môn mình yêu thích hoặc kết hợp để mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao hơn.

Đạp xe

Đạp xe giúp dây chằng trở nên linh hoạt hơn, tăng lưu thông máu, kéo giãn cột sống và giảm áp lực lên đĩa đệm. Lưu ý, khi đạp xe nên giữ tư thế thẳng lưng, đạp với cường độ vừa phải, từ từ và nhẹ nhàng.

Yoga

Yoga là bài tập rất hữu ích đối với các vấn đề ở lưng, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Tập yoga giúp mở rộng chuyển động trong khung chậu, giảm áp lực lên vùng lưng giúp giảm các cơn đau lưng rất nhiều. Một số  bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nên áp dụng như:

  • Bài tập giãn cơ thang trên
  • Tư thế rắn hổ mang
  • Tư thế cây cầu

Bơi lội

Chỉ cần bơi 20 – 30 phút mỗi ngày sẽ giúp hiệu quả điều trị bệnh tăng lên đáng kể. Bơi lội giúp các cơ gân, khớp xương được thư giãn giúp giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi ra, làm giảm cảm giác đau nhức nhanh chóng.

Như vậy, với ai còn thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Việc tập luyện các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm đơn giản là hết sức cần thiết trong quá trình cải thiện tình trạng bệnh. Hãy đi bộ thường xuyên và kết hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh sẽ đem lại kết quả tích cực.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)