Nhà thuốc Hưng Thịnh

Rất nhiều người gặp phải tình trạng ngủ dậy bị tê tay mà không hiểu nguyên nhân do đâu. Hiện tượng này có thể xảy ra không chỉ ở người già mà còn người trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao ngủ dậy bị tê tay cùng cách khắc phục tình trạng này.

Tê tay có nhiều mức độ, có người bị tê cứng, nhức nhói, khó cử động hơn bình thường hay thậm chí không thể cầm nắm; tuy nhiên có người chỉ cảm thấy tê rần tay khi ngủ dậy một lúc sau thì hết. Theo bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng ngủ dậy bị tê tay hay đầu ngón tay có rất nhiều nguyên nhân, bạn cần lưu ý để có cách xử lý phù hợp. 

Vì sao ngủ dậy bị tê tay?

Ngủ dậy bị tê tay chân là hiện tượng ngón tay, ngón chân hoặc có người cả bàn tay, bàn chân, cánh tay hay cẳng chân bị tê cứng, khó cử động. Ở mức độ nặng hơn, nhiều người còn gặp phải cơn tê chuyển thành cơn đau, sau đó còn lan đến các vùng lân cận như vai, cổ, gáy hoặc hông, đùi,…

Ngủ dậy bị tê tay do đâu? Làm sao để khắc phục? 1 Hiện tượng ngủ dậy bị tê tay chân có hai loại, bao gồm tê bì do sinh lý và tê do bệnh lý.

Hiện tượng ngủ dậy bị tê tay chân có hai loại, bao gồm tê bì do sinh lý và tê do bệnh lý. Cụ thể như sau:

  • Tê bì do sinh lý: Hiện tượng này không quá lo ngại, do nó chỉ là hậu quả của việc một người duy trì cơ thể ở một tư thế trong thời gian dài (ngồi, đứng hoặc nằm), gây chèn ép các mạch máu và dây thần kinh dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị tê tay chân. Khi bạn cử động, mạch máu được lưu thông trở lại thì những triệu chứng này cũng sẽ nhanh chóng biến mất.

  • Tê bì do bệnh lý: Khác với tê bì do sinh lý, tê bì do bệnh lý ngoài việc ngủ dậy bị tê tay, chân còn kèm theo một số triệu chứng khác. Bệnh nhân cần lưu ý đi khám sớm để khắc phục tình trạng này, tránh để lâu ngày có thể bị mất cảm giác, không còn cảm nhận sự tê bì.

Ngủ dậy bị tê tay, ngủ dậy bị tê đầu ngón tay do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

Ngủ sai tư thế 

Nhiều người có thói quen ngủ nghiêng sang hẳn một bên hoặc ngủ gối đầu lên tay. Chính tư thế này dễ khiến bạn bị tình trạng ngủ dậy bị tê tay, chân. Khi tay hoặc cơ thể bị đè ở một tư thế trong thời gian dài làm cản trở quá trình lưu thông và tuần hoàn của các mạch máu, dây thần kinh. 

Tình trạng liệt giấc ngủ

Đây là hiện tượng các chi hoặc toàn bộ cơ thể nhận được tín hiệu từ não bộ gửi về để làm ngăn cản các giấc mơ khi đang ngủ. Liệt giấc ngủ là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn bị tê tay chân trong khi ngủ và kéo dài đến lúc thức dậy. Bạn không thể điều khiển tay chân cử động dù vẫn nhận thức được cơ thể.

Căng thẳng, thiếu ngủ

Ngủ dậy bị tê tay, ngủ dậy bị tê đầu ngón tay có thể do bạn thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, stress làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi não bộ bị áp lực lớn, hoạt động của hệ thần kinh bị tê liệt kéo theo tay chân bị tê lúc ngủ dậy, thậm chí còn có cả run tay chân. 

Ngủ dậy bị tê tay do đâu? Làm sao để khắc phục? 2 Bệnh lý ống cổ tay rất thường gặp ở thai phụ hay người làm công việc phải sử dụng cổ tay nhiều.

Hội chứng, bệnh lý ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay rất thường gặp ở thai phụ hay người làm công việc phải sử dụng cổ tay nhiều. Nếu không sớm điều trị, bệnh nhân sẽ bị viêm bao hoạt dịch thứ phát và dẫn đến rối loạn hệ thần kinh ngoại vi. 

Tiểu đường, xương khớp

Có thể bạn cảm thấy ngạc nhiên nhưng tình trạng ngủ dậy bị tê tay có thể do nguyên nhân bệnh lý tiểu đường, xương khớp gây ra. Lượng đường trong máu tăng cao gây cản trở tốc độ dẫn truyền dây thần kinh. Bên cạnh đó còn có trường hợp rối loạn cảm giác do đường huyết cao làm tổn thương bao Myelin. Độ nhớt và cholesterol bị lắng đọng trong máu tăng lên khi đường huyết cao sẽ gây ra chứng xơ vữa và tắc nghẽn mạch máu, làm suy giảm lưu thông, tuần hoàn của mạch máu và các chất dinh dưỡng, cũng như hệ thần kinh ngoại biên. 

Đó là lý do nhiều người ngủ dậy bị tê tay, cảm giác như đang bị kim châm. Không riêng tiểu đường, bệnh lý xương khớp cũng khiến cho tình trạng tê bì tay chân sau khi ngủ dậy trở nên nặng hơn.

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có thể khiến bạn gặp phải hiện tượng ngủ dậy bị tê tay, tê chân do quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng. Không chỉ tê bì tay chân, người bệnh còn có thể gặp một số biểu hiện khác.

Chế độ ăn uống kém, thiếu dinh dưỡng

Khi cơ thể bị thiếu hụt một số khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, … hoặc vitamin nhóm B, D cũng có thể gây ra tình trạng tê cứng tay, chân sau khi ngủ dậy.

Thừa cân, béo phì, ít vận động

Những người thừa cân, béo phì và lười vận động dễ bị tê bì tay chân do quá trình lưu thông mạch máu bị cản trở.

Ngủ dậy bị tê tay do đâu? Làm sao để khắc phục? 3 Tình trạng ngủ dậy bị tê tay còn xuất phát từ thói quen lười vận động, uống bia, rượu hoặc bị chấn thương,..

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, tình trạng ngủ dậy bị tê tay còn xuất phát từ thói quen uống bia, rượu hoặc bị chấn thương, hay có khả năng đã mắc phải một số bệnh lý như bệnh tự miễn, viêm dây thần kinh ngoại biên, khối u chèn ép hệ thần kinh,….

Khắc phục chứng sau khi ngủ dậy bị tê tay chân

Ngủ dậy bị tê tay, hay ngủ dậy bị tê đầu ngón tay là biểu hiện rất dễ bị bỏ qua. Nếu nguyên nhân do sinh lý thì bạn chỉ cần thay đổi thói quen là có thể cải thiện; tuy nhiên nếu là nguyên nhân bệnh lý thì cần phải thăm khám sớm để có được biện pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu sẽ khiến cơ thể bị mất cảm giác. 

Dưới đây là những cách giúp khắc phục ngủ dậy bị tê tay chân tạm thời và do thói quen xấu gây ra:

  • Tránh giữ cơ thể ở một tư thế trong thời gian dài, nhất là khi ngủ;

  • Chú ý không nằm nghiêng sang một bên hay gối đầu lên tay, nằm ngủ gối quá cao vì những thói quen này sẽ gây cản trở lưu thông mạch máu;

  • Thường xuyên xoa bóp, massage nhẹ nhàng tay, chân trong lúc làm việc để các mạch máu được lưu thông, tuần hoàn tốt;

  • Ngâm chân tay trong nước ấm có thể giúp hạn chế tình trạng ngủ dậy bị tê tay vì nhiệt độ sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn mạch máu trong cơ thể;

  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, kiêng sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể;

  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao không những giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch mà còn kiểm soát cân nặng cơ thể trong ngưỡng cho phép;

  • Uống đủ nước giúp quá trình tuần hoàn và lưu thông máu diễn ra thuận lợi, từ đó hạn chế tình trạng ngủ dậy bị tê tay, chân.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vì sao ngủ dậy bị tê tay, đầu ngón tay. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó nếu sau khi đã loại trừ các nguyên nhân sinh lý mà triệu chứng tê tay vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân có phải từ một số bệnh lý như tiểu đường, xương khớp, tim mạch, hệ thần kinh,… gây ra hay không. càng thăm khám sớm càng giúp bạn có cơ hội bình phục nhanh hơn, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về lâu dài.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)