Nhà thuốc Hưng Thịnh

Các mũi tiêm vắc xin Covid-19 liều cơ bản và mũi bổ sung nên cùng loại. Tuy nhiên, một số loại vắc xin có thể tiêm phối hợp nhưng cần lưu ý về khoảng cách các mũi tiêm.

Khi nào thì nên tiêm mũi 3 vaccine Covid-19 tăng cường? Để mũi tiêm thứ 3 đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tránh những điều gì?

Nên tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19 khi nào?

Nhóm ưu tiên tiêm mũi bổ sung

Theo các hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, từ tháng 12, các tỉnh, thành triển khai tiêm vắc xin Covid-19 mũi bổ sung cho các đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên.

Hiện, mũi vắc xin bổ sung ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc xin) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…

Nên tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19 khi nào và cần lưu ý điều gì?1 Mũi 3 vắc xin ưu tiên cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản

Vắc xin tiêm bổ sung là vắc xin cùng loại với liều cơ bản, hoặc vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna).

Khoảng cách: Tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày (sẽ là tiêm mũi 3 trong trường hợp liều cơ bản tiêm đủ 2 mũi).

Tiêm nhắc lại vắc xin phòng Covid-19

Đối tượng được tiêm nhắc lại là người từ 18 tuổi trở lên, đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.

Lưu ý khi sử dụng vắc xin tiêm nhắc lại:

  • Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA.
  • Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.
  • Nếu tiêm liều cơ bản hoặc liều bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin AstraZeneca).
  • Khoảng cách tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung (sẽ là mũi tiêm thứ 4 trong trường hợp đã tiêm 2 mũi liều cơ bản và 1 mũi bổ sung).

Vắc xin sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Liều lượng vắc xin để tiêm bổ sung và nhắc lại theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

Nên tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19 khi nào và cần lưu ý điều gì?2 Vắc xin sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt

Tiêm mũi 3, bạn cần lưu ý điều gì?

Không được bỏ qua thời gian quan sát

Ở nhiều quốc gia, khi người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì tiếp tục tiêm mũi 3. Đây là ưu tiên hàng đầu trong cuộc chiến chống Covid-19. Để mũi tiêm thứ 3 đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tránh bỏ qua thời gian quan sát. Nếu sau khi tiêm vắc xin mà không thấy phản ứng gì thì mọi người đều muốn rời ngay khỏi điểm tiêm. Với hầu hết trường hợp, điều này hoàn toàn ổn.

Tuy nhiên, các cơ quan y tế vẫn khuyến cáo sau khi tiêm mũi 3 thì mọi người vẫn nên chờ ở điểm tiêm 15 đến 30 phút sau đó hãy về. Đây là khoảng thời gian cần thiết để theo dõi liệu có xuất hiện các phản ứng dị ứng hiếm gặp hay không.

Những người có tiền sử bị dị ứng nghiêm trọng nên chờ 30 phút rồi hãy về. Những phản ứng này có thể là nhẹ như phát ban đến nghiêm trọng như sốc phản vệ. Khi đó, các bác sĩ tại điểm tiêm sẽ phản ứng nhanh để kịp cứu chữa.

Nên tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19 khi nào và cần lưu ý điều gì?3Người dân cần tránh bỏ qua thời gian quan sát sau khi tiêm vaccine

Đừng nghĩ rằng tác dụng phụ mũi 3 giống các mũi trước

Dù phản ứng của cơ thể với mũi 3 có thể tương tự như phản ứng với mũi 1 và 2 nhưng cũng đừng xem thường. Việc tiêm trộn các loại vắc xin và tiêm tăng cường có thể phát sinh thêm một số tác dụng phụ, các chuyên gia lưu ý.

Tuy nhiên, mọi người cũng không có gì phải lo lắng. Xảy ra một số tác dụng phụ khi tiêm trộn vắc xin là điều bình thường.

Không tập nặng nếu cảm thấy mệt

Tập thể dục vừa phải sau khi tiêm vắc xin mũi 3 không gây hại nhưng không nên tập nặng, đặc biệt là khi xuất hiện các tác dụng phụ mạnh khiến cơ thể mệt mỏi. Thay vì nâng tạ nặng hay chạy bộ, mọi người chỉ nên đi bộ, kéo căng cơ hay các bài tập nhẹ nhàng khác, theo Medical News Today.

Không uống rượu bia

Uống rượu bia có thể ảnh hưởng đến cách mà hệ miễn dịch phản ứng với vắc xin. Ngoài ra, rượu bia làm mất nước và có thể khiến các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin, chẳng hạn như đau cơ hoặc mệt mỏi, trở năng nặng hơn, tiến sĩ Natasha Bhuyan, Phó giáo sư lâm sàng tại Đại học Y Arizona (Mỹ), giải thích.

Muốn uống rượu bia, mọi người nên uống khoảng 48 giờ sau khi tiêm vắc xin. Nếu uống rượu bia trong ngay sau khi tiêm sẽ làm suy yếu phản ứng miễn dịch để sản sinh kháng thể của vắc xin, theo Newsbreak.

Thủy Phan

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)