Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hiện nay, sức khỏe là yếu tố được đặt lên hàng đầu và một trong những cách chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất đó là khám sức khỏe định kỳ. Khám tổng quát định kỳ sẽ giúp người thăm khám biết được tình hình sức khỏe của bản thân và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị thích hợp. Cần khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?

Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Qua quá trình thăm khám, người tham gia có thể biết được tình hình sức khỏe của bản thân, phát hiện những yếu tố nguy cơ thúc đầy bệnh, gây hại cho sức khỏe cũng như chẩn đoán sớm bệnh lý nếu có. Từ đó, việc điều trị sẽ nhẹ nhàng, hiệu quả và bớt tốn kém. Cần khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần? Quy trình khám định kỳ gồm những gì? Hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao khám sức khỏe định kỳ lại quan trọng đến vậy?

Khám sức khỏe định kỳ là quy trình khám tổng quát toàn bộ cơ thể, từ đó đánh giá thể trạng và tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân. Sau khám sức khỏe định kỳ, người bệnh sẽ nhận được kết quả về các yếu tố sau:

  • Đặc thù sức khỏe của bản thân.

  • Phát hiện yếu tố nguy cơ có thể gây hại tới sức khỏe.

  • Phát hiện sớm bệnh lý nếu có.

Quan trọng hơn cả đó là người thực hiện khám định kỳ có thể phát hiện bệnh lý trong giai đoạn sớm với triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Từ đó, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hơn thế, điều trị sớm bệnh sẽ tăng khả năng phục hồi, thời gian điều trị ngắn, tiết kiệm chi phí chữa trị cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hại.

Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần? Quy trình khám định kỳ gồm những gì? 1 Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất

Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?

Chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần giúp đánh giá tình trạng sức khỏe thường xuyên và phát hiện sớm bệnh lý nếu có. Lúc này, bệnh đang ở giai đoạn tiềm ẩn và chưa biểu hiện rõ, can thiệp điều trị sẽ đem lại hiệu quả vượt bậc cũng như đem lại khả năng phục hồi sức khỏe khách quan. Ngoài ra, nhờ khám định kỳ sẽ giúp bạn giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây hại tới sức khỏe.

Theo như Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, quy định về việc khám sức khỏe định kỳ mới nhất cho người lao động đang làm việc tại các cơ quan, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp. Người lao động phải được thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. 

Mặt khác, nếu người lao động nếu làm việc ở môi trường nguy hiểm, độc hại và hóa chất hoặc người lao động thuộc đối tượng người cao tuổi, người đang là vị thành niên, người khuyết tật thì phải được thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất là một lần trong mỗi 6 tháng. Mặt khác, người lao động nữ cần được thăm khám thêm chuyên khoa phụ sản.

Đồng thời, mọi chi phí khám định kỳ cho người lao động sẽ được các cơ quan và doanh nghiệp nơi họ làm việc chi trả. 

Quy trình khám định kỳ gồm những bước gì?

Khám lâm sàng tổng quát

Đầu tiên, người tham gia khám sức khỏe sẽ được đo các chỉ số cơ bản bao gồm:

  • Chiều cao, cân nặng, vòng bụng.

  • Tính toán chỉ số BMI.

  • Đo dấu hiệu sinh tồn bao gồm: Mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp tim.

  • Thử đường máu mao mạch.

Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện hỏi một số thông tin cơ bản, bao gồm: 

  • Tiền sử bệnh và điều trị bệnh.

  • Tiền sử dùng thuốc.

  • Tiền sử dị ứng.

  • Yếu tố nguy cơ như uống rượu bia, sử dụng thuốc lá…

  • Lối sống sinh hoạt.

Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần? Quy trình khám định kỳ gồm những gì? 2 Người khám được khám lâm sàng tổng quát

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám tổng quát các cơ quan bao gồm tri giác, hệ hô hấp, tim mạch, thận – tiết niệu, cơ – xương – khớp…

Sau quá trình khám tổng quát toàn cơ thể, người khám sẽ được khám bệnh theo từng chuyên khoa lẻ như sau:

Khám mắt: Với nhiều bài kiểm tra thị lực, thị trường cũng như đo chỉ số thị lực chính xác. Khám mắt sẽ giúp người khám nắm được tình trạng của đôi mắt, phát hiện sớm nguy cơ các bệnh lý về mắt. Điều trị kịp thời, hồi phục nhanh, tránh ảnh hưởng tới tầm nhìn và thị trường. Đồng thời, người khám sẽ được tư vấn về cách sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng đôi mắt khỏe mạnh.

Khám tai – mũi – họng: Bác sĩ thực hiện khám tai, mũi và họng giúp phát hiện bệnh lý tai mũi họng cấp và mãn tính nếu có và điều trị dứt điểm. Bệnh vùng này tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng thường dai dẳng khó chữa, và dễ tái phát. Điều này có thể gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của người mắc. 

Khám răng – hàm – mặt: Nha sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng khu vực khoang miệng giúp phát hiện các nguy cơ thúc đẩy bệnh cũng như bệnh lý răng miệng tiềm tàng. Ngoài ra, người khám sẽ được hướng dẫn về cách vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa, nước súc miệng.

Khám chuyên khoa sản phụ: Đây là quá trình khám đặc biệt cho đối tượng nữ giới, bác sĩ sẽ thăm khám và tầm soát các bệnh lý phụ khoa như ung thư vú, ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh khác.

Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần? Quy trình khám định kỳ gồm những gì? 3 Người đến khám định kỳ được thăm khám theo từng chuyên khoa lẻ

Xét nghiệm thường quy

Đánh giá luôn đi kèm với chỉ số cận lâm sàng giúp bác sĩ nắm được toàn bộ tình trạng sức khỏe của người khám. Chỉ định xét nghiệm thường quy gồm hai loại là xét nghiệm máu và xét nghiệm mẫu nước tiểu.

Bộ xét nghiệm máu sẽ bao gồm: Tổng phân tích máu ngoại vi và xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi sẽ xác định số lượng, tỷ lệ và tính chất của các loại tế bào máu cơ bản là hồng cầu, các loại bạch cầu và tiểu cầu. Kết quả phân tích sẽ đánh giá sơ bộ tình trạng huyết động của người thực hiện. Đồng thời, nhận định một số tình trạng như thiếu máu, nhiễm trùng cấp tính, rối loạn chức năng đông máu…

Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm nhiều chỉ số khác nhau tùy theo sự chỉ định của bác sĩ. Ở xét nghiệm hóa sinh cơ bản sẽ bao gồm đường máu, chỉ số ure và creatinin, hai loại men (enzym) gan là AST và ALT. Việc xác định nồng độ các chất kể trên sẽ giúp bác sĩ đánh giá sơ bộ về chức năng gan và thận – tiết niệu.

Xét nghiệm các thông số nước tiểu giúp phát hiện bệnh đường tiết niệu bao gồm viêm thận bể thận, viêm bàng quang, hội chứng thận hư, suy thận… Một số rối loạn sinh lý có thể gây nhiễu kết quả.

Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần? Quy trình khám định kỳ gồm những gì? 4 Xét nghiệm thường quy hỗ trợ việc đánh giá chức năng của cơ quan

Chẩn đoán thăm dò hình ảnh

Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường quy được thực hiện trên mọi người. Trong đó, chụp X-quang ngực thẳng là phổ biến nhất. Kết quả chụp sẽ giúp định danh tổn thương tại phổi, tim và lồng ngực. 

Tiếp theo, tùy theo kết quả X-quang và chỉ định của bác sĩ mà người khám có thể cần thực hiện chụp chiếu vùng cơ thể khác hoặc làm thêm những phương pháp thăm dò khác giúp chẩn đoán xác định bệnh. 

Trên đây là bài viết của nhà thuốc Hưng Thịnh về câu hỏi “Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Khám sức khỏe định kỳ là nguồn đầu tư hiệu quả cho sức khỏe và cho bản thân. Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn nắm được thể trạng của mình, phát hiệu yếu tố nguy cơ gây hại cũng như chẩn đoán bệnh nếu có. Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Mỗi lần khám tổng quát định kỳ, người khám sẽ được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm thường quy, chẩn đoán hình ảnh cơ bản để cung cấp thông tin cho bác sĩ nhận định và chẩn đoán bệnh lý.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)