Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nấm móng tay là tình trạng có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào và tốc độ lây lan cũng rất nhanh chóng. Đã có không ít trường hợp bị nấm móng tay đã chữa trị nhưng vẫn tái phát, để lại nhiều biến chứng với sức khỏe và tinh thần.

Bệnh nấm móng tay tuy không còn xa lạ nhưng để phòng tránh cũng như ngăn tình trạng này tái phát thì không phải ai cũng biết. Đây cũng là bệnh không dễ để tự khỏi và không có cách chăm sóc phù hợp rất dễ tái phát đấy. Bạn cùng tham khảo cách chữa nấm móng tay hiệu quả sau đây nhé. 

Bệnh nấm móng tay là gì? 

Móng tay được biết đến là bộ phận có chức năng bảo vệ các đầu ngón tay trước những tác nhân từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, móng tay cũng là bộ phận sản sinh, là nguồn gốc của những tế bào biểu bì cấu thành từ nhiều lớp keratin. 

Móng tay cũng là cơ quan trên cơ thể người có khả năng sản sinh liên tục suốt quãng đời nhờ vào lượng canxi có trong cơ thể. Khi bạn cắt móng, móng tay bị tổn thương,… thì cơ chế tái tạo và sản sinh liên tục của móng sẽ giúp móng trở lại hiện trạng ban đầu, thậm chí mọc rất dài. 

Nấm móng tay là gì Cách chữa nấm móng tay hiệu quả  1

Nấm móng tay gây ra bởi vi nấm xâm nhập vào móng

Nấm móng tay là tên gọi chỉ bệnh lý móng tay bị nhiễm trùng và tác nhân gây ra hiện trạng này đa phần là vi nấm. Bệnh lý khiến phần móng tay biến dạng và màu sắc, độ bóng tự nhiên của móng cũng bị thay đổi. 

Ngoài gây ảnh hưởng thẩm mỹ và khiến người bệnh mất tự tin thì bệnh nấm móng tay còn tạo ra những cơn đau đớn, khó chịu, tác động không nhỏ đến cuộc sống và công việc của người bệnh. 

Hiện nay có 2 loại vi nấm gây nấm móng tay phổ biến nhất là nấm sợi tơ và nấm hạt men Candida. Bệnh nấm móng tay cũng dễ phát sinh và nặng hơn khi ở môi trường có độ ẩm cao, ẩm ướt và đặc biệt ở người ra nhiều mồ hôi tay, để tay tiếp xúc với môi trường dễ có nhiều vi nấm gây hại như hồ bơi, nhà tắm công cộng,… 

Khi bị nấm móng tay có triệu chứng gì? 

Bệnh nấm móng tay hiện nay khá phổ biến nhưng không phải ai cũng nhận biết được tình trạng móng tay nhiễm nấm này. Sau đây là một số triệu chứng khi bị nấm móng tay: 

  • Bề mặt móng tay sần sùi, kém bóng bẩy như bình thường.
  • Cảm nhận có lớp cám mỏng phủ trên bề mặt móng tay.
  • Trên bề mặt móng xuất hiện những sọc ngang hoặc sọc dọc màu trắng bất thường.
  • Móng tay trở nên giòn hơn, kém dẻo dai, dễ gãy, xước móng.
  • Dưới móng tay xuất hiện những dấu hiệu tổn thương lạ.
  • Móng tay yếu, dễ bong tróc.
  • Trên móng xuất hiện mùi hôi bất thường.
  • Móng tay có biểu hiện sưng tấy, đau, rát, đỏ ửng,… cũng là triệu chứng bệnh nấm móng tay. 

Bệnh nấm móng tay cũng có 3 trạng thái lâm sàng khác nhau như: 

  • Móng dày sừng: Bề mặt móng tay dày hơn, cứng hơn thông thường, phía dưới bề mặt móng có thể xuất hiện những khối cứng, có cảm giác dày khi nhấn, chạm vào.
  • Móng teo: Nhìn nhận thấy móng tay có dấu hiệu teo dần từ phía đầu móng đến chân móng, 2 bên móng teo dần, nhỏ lại về phía chân móng. 
  • Bình thường: Hình thái nấm móng tay tổn thương bình thường là khi móng tay bạn có màu trắng hoặc vàng, không xuất hiện những biểu hiện của hình thái khác. 

Cách chữa nấm móng tay hiệu quả nhất 

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân cũng như triệu chứng nhiễm nấm móng tay, điều mà nhiều người quan tâm không kém chính là có cách nào điều trị nấm móng tay hiệu quả, ngăn ngừa tái phát hay không. Câu trả lời là có bạn nhé, tùy vào tình trạng nấm móng tay mà bạn có thể chọn 1 trong 2 cách chữa sau: 

Chữa nấm móng tay bằng thuốc 

Điều trị bệnh nấm móng tay bằng thuốc bôi ngoài da và thuốc uống là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Khi chữa nấm móng tay bằng thuốc, có thể dùng: 

Thuốc bôi ngoài da: Loại thuốc bôi trị nấm móng tay ngoài da thường là thuốc Ketoconazole, Terbinafin, Exoderil hoặc Canesten,…. những loại thuốc này được chỉ định bôi lên vùng da bị nấm móng tay sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, bôi 2 – 3 lần/ngày để nhận thấy hiệu quả tốt nhất.

Nấm móng tay là gì Cách chữa nấm móng tay hiệu quả 2

Thuốc chữa nấm móng tay ngoài da đem lại hiệu quả nhanh chóng

Sử dụng thuốc uống: Đối với thuốc uống chữa nấm móng tay, loại thuốc thường được kê đơn là Itraconazole và cần được bác sĩ kê đơn, chỉ định, không nên tự ý mua uống vì có thể ảnh hưởng đến chức năng gan nếu uống không đúng hoặc không thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan trước khi dùng. 

Chữa trị bệnh nấm móng tay theo cách dân gian 

Trong dân gian có nhiều cách, phương pháp chữa nấm móng tay cũng rất hiệu quả, giúp móng mau chóng phục hồi và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây: 

Dùng tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều tinh dầu cũng như hoạt chất kháng khuẩn, diệt nấm tự nhiên vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt phải kể đến hoạt chất Allicin, có khả năng chữa nấm móng tay nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tái phát. Mỗi lần dùng, bạn sử dụng khoảng 10 tép tỏi đã lột sạch vỏ rồi đem giã nhuyễn, đun sôi cùng ít nước và dùng nước này ngâm phần móng tay bị nấm mỗi ngày. 

Sử dụng lá trầu để trị nấm móng tay: Lá trầu không cũng là một trong những nguyên liệu thiên nhiên có tính sát khuẩn cao, loại bỏ vi khuẩn, nấm, ngăn ngừa tái phát nấm móng tay và phục hồi da tay, móng tay nhanh chóng. Cách làm khá đơn giản, bạn dùng lá trầu không xay nhuyễn rồi đun lấy nước ngâm móng hàng ngày để nhận được kết quả như ý nhé. 

Giấm táo chữa nấm móng tay: Từ dân gian xưa đã có rất nhiều bài thuốc chữa trị nhiều bệnh ngoài da nhờ giấm táo bởi ngoài khả năng diệt khuẩn, có tính axit nhẹ giúp loại bỏ tế bào sừng, giấm táo còn có chứa nhiều loại vitamin có lợi cho da, dưỡng móng tay chắc khỏe, sáng bóng.

Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần hòa giấm táo với nước sạch theo tỷ lệ 1:3 rồi đem đun sôi 2 – 3 phút, để nguội thành dung dịch ngâm móng. Cách chữa nấm móng tay có hiệu quả khá tốt nên bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn nhé. 

Nấm móng tay là gì Cách chữa nấm móng tay hiệu quả 3

Dùng giấm táo chữa nấm móng tay đem lại hiệu quả cao

Nấm móng tay là tình trạng móng tay bị nhiễm nấm dẫn đến sưng tấy, đau rát khi chạm vào, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày. Bệnh nấm móng tay không khó chữa nhưng khả năng tái phát là khá cao nên bạn cần giữ vệ sinh tay thật tốt, thường xuyên rửa tay với xà phòng sát khuẩn,… để ngăn ngừa bệnh. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)