Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nắm rõ những biến chứng tiểu đường (bệnh đái tháo đường) và có các phương pháp khắc phục bệnh tiểu đường để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Bệnh tiểu đường nếu không

Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những biến chứng này các bạn nhé.

Nằm lòng những biến chứng tiểu đường thường gặp nhất 1Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

1. Biến chứng mãn tính

Biến chứng về tim mạch: Một trong những biến chứng tiểu đường nguy hiểm nhất chính là gây ra các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, tăng mỡ máu, xơ động mạch ngoại vi gây tắc động mạch. Chính vì vậy, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát lượng đường huyết, mỡ trong máu để ngăn ngừa biến chứng này có thể xảy ra.

Biến chứng về thần kinh:

Đây được coi là biến chứng sớm và thường xuyên nhất mà bệnh tiểu đường có thể gây ra. Thường gồm 2 loại biến chứng sau:

  • Biến chứng thần kinh ngoại biên (Peripheral Neuropathy): Biến chứng này gây đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân vào buổi tối, người bệnh có cảm giác như bị kim đâm hoặc tê cứng. Chân tê, mất cảm giác nên bệnh nhân có thể vấp phải vật nhọn trong quá trình di chuyển mà không hề cảm giác được, từ đó gây nhiễm trùng và thậm chí tình trạng diễn biến xấu hơn có thể bị cưa chân.
  • Biến chứng thần kinh tự chủ (Autonomic Neuropathy): Bệnh nhân có các dấu hiệu như nhịp tim bị xáo trộn, huyết áp không đều gây chóng mặt, buồn nôn, đi tiểu khó khăn, tiêu chảy, táo bón, khô âm đạo hoặc liệt dương.

Kiểm soát lượng đường trong máu, giữ vệ sinh và chăm sóc cơ thể là cách ngăn ngừa biến chứng về thần kinh mang lại hiệu quả nhất.

Biến chứng về thận:

Lượng đường trong máu cao gây tổn thương các vi mạch máu trong thận, làm suy giảm chức năng hoạt động của thận, dẫn đến suy thận. Bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học và kiểm soát tốt lượng đường trong máu để ngăn ngừa biến chứng về thận.

Biến chứng nhiễm trùng:

Vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn khi lượng đường trong máu cao, chúng làm suy yếu hệ miễn dịch và gây ra các nhiễm trùng trên cơ thể.

Biến chứng mắt:

Bệnh tiểu đường làm cho hệ thống mao mạch ở đáy mắt có thể bị tổn thương nghiêm trọng và về lâu dài khiến cho thị lực của người bệnh giảm sút, thậm chí dẫn đến mù lòa. Hơn nữa, nó cũng gây ra một số các biến chứng khác như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Để đối phó trường hợp này, ngoài việc có một chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học thì khám mắt định kỳ cũng là việc mà bạn nên làm.

Nằm lòng những biến chứng tiểu đường thường gặp nhất 2Khám mắt định kỳ để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường về mắt

2. Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thường là hạ đường huyết hoặc hôn mê, cụ thể như sau:

Hạ đường huyết:

Khi gặp bệnh lý này, người bệnh có các dấu hiệu như bụng đói cồn cào, mệt mỏi, uể oải, ra mồ hôi, bủn rủn chân tay, tim đập nhanh. Để đối phó với tình trạng này, người bệnh cần được uống nước đường, nước ép trái cây hoặc ăn bánh kẹo ngọt, sau đó kiểm tra lại lượng đường huyết. Nếu tình trạng không được cải thiện và trở nặng, cần đưa người bệnh đến đến gặp bác sỹ ngay.

Hôn mê:

Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Cần kiểm soát tốt đường huyết của người bệnh bằng thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng và phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương và stress cũng là yếu tố quan trọng cần được chú ý.

Nằm lòng những biến chứng tiểu đường thường gặp nhất 3Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Hường

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)