Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nếu bạn đã tiêm xong mũi thứ nhất thì khi nào có thể tiêm mũi thứ 2? Hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thời điểm này, tại TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành khác đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng rộng rãi và quyết liệt. Hiện tại, TP.HCM lên kế hoạch đến ngày 15 tháng 9 sẽ có khoảng 15% người dân trên 18 tuổi sinh sống trên địa bàn thành phố được tiêm mũi 2.

Nhà nước đang tiến hành đẩy mạnh kế hoạch tiêm mũi 2 vắc xin phòng covid 19 cho người dânNhà nước đang tiến hành đẩy mạnh kế hoạch tiêm mũi 2 vắc xin phòng covid 19 cho người dân

7 loại vắc xin covid 19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam

Hiện nay, có 7 loại vắc xin covid 19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam, trong đó vắc xin Hayat-Vax ngừa Covid 19 vừa được 19 Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vào ngày 10.09.2021.

  • Vắc xin AstraZeneca của Anh nghiên cứu và sản xuất.
  • Vắc xin Spunik V (Gam-COVID-Vac) do Nga nghiên cứu và sản xuất.
  • Vắc xin Vero Cell của Sinopharm do Trung Quốc nghiên cứu sản xuất.
  • Vắc xin Comirnaty của Pfizer BioNTech do Mỹ và Đức nghiên cứu, sản xuất.
  • Vắc xin Moderna (Spikevax) do Mỹ nghiên cứu và sản xuất.
  • Vắc-xin Janssen (Johnson and Johnson) do Bỉ và Hà Lan nghiên cứu, sản xuất.
  • Vắc xin Hayat-Vax do Trung Quốc nghiên cứu và sản xuất.

Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin covid 19 là bao lâu?

Theo đó, hầu hết vaccine phòng covid 19 hiện nay đều tiêm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi cụ thể như sau:

  • Vắc xin AstraZeneca: Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 8 đến 12 tuần.
  • Vắc xin Spunik V (Gam-COVID-Vac): Mũi 2 tiêm sau mũi từ 1 đến 3 tuần.
  • Vắc xin Comirnaty: Mũi 2 tiêm sau mũi từ 1 đến 3 tuần.
  • Vắc xin Vero Cell: Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 3 đến 4 tuần.
  • Vắc xin Moderna: Mũi 2 tiêm sau mũi từ 1 đến 4 tuần.

Người dân đã tiêm mũi 1 cần lưu ý về khoảng cách với mũi tiêm thứ 2 để hiệu quả của vắc xin đạt tốt nhất.

Khoảng cách tiêm giữa 2 mũi của vắc xin Moderna là từ 1 đến 4 tuầnKhoảng cách tiêm giữa 2 mũi của vắc xin Moderna là từ 1 đến 4 tuần

Những lưu ý nào về loại vắc xin tiêm mũi thứ 2

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế tại Công văn 6030-BYT-DP 2021 thì những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì nên tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vắc xin không đủ, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin Comirnaty do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca nếu người được tiêm chủng đồng ý, cụ thể:

  • Mũi 1 Astrazeneca + Mũi 2 Astrazeneca hoặc Comirnaty (Pfizer) nếu người tiêm đồng ý.

  • Mũi 1 Vero Cell (Sinopharm) + Mũi 2 Vero Cell (Sinopharm).
  • Mũi 1 Comirnaty (Pfizer) + Mũi 2 Comirnaty (Pfizer).
  •  Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna.

Lưu ý, người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca thì không được sử dụng vắc xin Moderna hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2.

Nhóm đối tượng không có mặt tại địa phương để tiếp tục tiêm mũi 2 thì cần làm gì?

Những người dân đã tiêm mũi 1, sau đó di chuyển đến địa phương khác thì cần thông báo cho cơ quan tại địa phương mình chuyển đi, đồng thời gửi văn bản thông báo cho địa phương di chuyển đến để được hỗ trợ lập danh sách kế hoạch tiêm mũi 2. Khi đến lịch tiêm mũi 2 vắc xin covid 19, tại địa phương bạn đang cư trú sẽ thông báo lịch tiêm.

Những lưu ý về theo dõi tình hình sức khỏe sau khi tiêm

Người dân cần chú ý theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khoẻ của mình sau tiêm theo hướng dẫn của bác sĩNgười dân cần chú ý theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khoẻ của mình sau tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ

Tương tự khi tiêm mũi 1, sau khi tiêm mũi 2 người dân cần theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm. Sau đó, tự theo dõi chặt chẽ tại nhà trong vòng 24 giờ đầu và 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.

Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu như tê quanh lưỡi hoặc môi, ngứa, căng cứng, nói khó, nghẹn họng, phát ban hoặc nổi mẩn đỏ ở da hoặc xuất huyết dưới da, đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, hôn mê, co giật, khó thở, khò khè, tím tái, hồi hộp kéo dài, đau tức ngực, ngất, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, chóng mặt, xây xẩm, choáng, mệt bất thường, cảm giác muốn ngã, sốt cao trên 38.5 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt…, thì bạn cần phải ngay lập tức liên hệ đến cơ quan y tế hoặc đến bệnh viện.

Bạn cần lưu ý trong ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm chủng nên có người hỗ trợ bên cạnh.

Không nên uống cà phê, rượu bia hoặc các chất kích thích khác ít nhất trong 3 ngày đầu sau khi tiêm cũng như phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.

Nếu thấy sưng, đau, đỏ tại vị trí tiêm cần tiếp tục theo dõi thêm, nếu vị trí sưng to nhanh không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau và đến cơ quan y tế gần nhất.

Bên cạnh đó, bạn cần đo thân nhiệt thường xuyên, nếu sốt dưới 38.5 độ C bạn phải nới lỏng quần áo, đảm bảo uống đủ nước, chườm khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn. Bạn nên đo lại nhiệt độ sau 30 phút, nếu sốt trên 38.5 độ C cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Trong trường hợp bạn vẫn không hạ sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng thì cần gọi ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Hy vọng những thông tin chia sẻ hữu ích trong bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho các câu hỏi cũng như băn khoăn về tiêm mũi 2 vắc xin phòng covid 19, qua đó giúp bạn thêm phần an tâm và có sự chuẩn bị kỹ càng cho giai đoạn trước và sau tiêm mũi 2. Đặc biệt, bạn cần lưu ý sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng covid 19 cũng không được chủ quan trong công tác chống dịch mà vẫn phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp 5K và các quy định giãn cách của chính phủ nhé.

Thuý Nguyễn 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)