Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nấm miệng HIV là gì? Hình ảnh nấm miệng HIV trông ra sao? Đây là những thắc mắc của nhiều người khi đang tìm hiểu về căn bệnh này. Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Nấm miệng HIV là căn bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở bệnh nhân mắc HIV. Vì hệ miễn dịch của các bệnh nhân HIV rất suy yếu nên dễ mắc phải tình trạng này. Nếu phát hiện chậm trễ có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề. Hãy cùng tìm hiểu một số hình ảnh nấm miệng HIV và các vấn đề liên quan đến căn bệnh này qua bài viết sau.

Nấm miệng HIV được gây ra bởi những loại nấm nào?

Nấm miệng HIV thường xảy ra khá phổ biến và có thể phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Các triệu chứng của bệnh nấm miệng có thể xuất hiện từ giai đoạn cấp tính sớm đến giai đoạn xác định AIDS. Đa số các bệnh nhân HIV/AIDS đều có thể bị nhiễm nấm miệng bởi các loại nấm phổ biến sau:

Nấm Candida Albicans

Candida là loại nấm phổ biến nhất gây ra bệnh nấm miệng HIV ở miệng và âm đạo. Nấm miệng HIV do nấm Candida Albicans xuất hiện dưới dạng bệnh tưa miệng (hay tưa lưỡi). Là tình trạng vùng niêm mạc miệng, cổ họng và lưỡi xuất hiện các mảng dày cộm có màu trắng đục gây đau đớn và khó chịu cho người bị.

Tình trạng bệnh nấm miệng HIV sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu nấm Candida bắt đầu tấn công lan xuống tới thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi. Lúc này tình trạng nhiễm trùng được xem lại là nguy hiểm và được phân loại vào giai đoạn cuối của bệnh AIDS.

Các triệu chứng của bệnh nấm miệng HIV do nấm Candida Albicans gây ra bao gồm:

  • Xuất hiện các mảng màu trắng đục, dày bám bên trong khoang miệng, vùng má trong, cổ họng hoặc lưỡi, nướu.
  • Cảm thấy đau rát họng và khó khăn khi nuốt thức ăn.
  • Mất vị giác, không cảm thấy ngon miệng khi ăn nữa.
  • Bị ngứa khó chịu, nóng rát và tiết dịch màu trắng đục tanh hôi là biểu hiện cho bệnh nấm âm đạo.

Nấm Cryptococcosis

Bệnh nấm miệng HIV do nấm Cryptococcosis gây ra có khả năng lây lan đến nhiều phần cơ quan trong cơ thể và có thể gây tử vong trong một số trường hợp. Đối với người nhiễm HIV, bệnh nấm miệng do Cryptococcus sẽ dẫn đến tình trạng viêm màng não, gây di chứng nặng đến hệ thần kinh trung ương. Đây cũng là biến chứng nặng nề thường gặp ở người bị AIDS.

Cryptococcosis gồm hai loại chính có khả năng gây bệnh là Cryptococcus Neoformans và Cryptococcus Gatti. Con đường lây nhiễm bệnh từ loại nấm này bao gồm qua đường hô hấp trong không khí hoặc giọt bắn có chứa bào tử nấm.

Một số hình ảnh nấm miệng HIV và các vấn đề liên quan 1 Nấm miệng HIV do Cryptococcus có thể gây biến chứng viêm màng não

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân nhiễm nấm miệng HIV dẫn đến biến chứng viêm màng não do nấm Cryptococcus bao gồm:

  • Bị sốt cao đột ngột, cơ thể khó đáp ứng được thuốc hạ sốt thông thường.
  • Nhìn mờ với chứng sợ ánh sáng.
  • Rối loạn tri giác như lơ mơ, hôn mê, hoảng loạn.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Cứng cổ, cảm thấy đau vùng cổ.

Nấm Histoplasmosis

Đây là tình trạng nấm miệng hay nấm lưỡi HIV gây ra bởi một loại nấm có tên H. capsulatum. Loài nấm này có thể được tìm thấy trong phân của các động vật hoang dã như dơi, rắn và chim. Đối với người có sức khỏe bình thường, hầu hết khi mắc bệnh sẽ chỉ gặp các triệu chứng nhẹ, giống như cảm cúm và không có bị ảnh hưởng kéo dài. Nhưng đối với người nhiễm HIV thì nấm Histoplasmosis lại có thể tiến triển thành hiện tượng nhiễm trùng nhu mô phổi mãn tính tương tự như bệnh lao phổi.

Ngoài ra nấm Histoplasmosis còn có thể lây lan nhanh ra khỏi miệng và phổi và đi đến nhiều nội tạng khác của cơ thể gây phản ứng viêm. Điều này thường gặp nhất ở bệnh nhân nhiễm HIV có số lượng CD4 dưới 150 tế bào. Vì vậy, bệnh nhiễm nấm Histoplasmosis được phân loại vào tình trạng xác định AIDS ở người nhiễm HIV.

Các triệu chứng của bệnh nấm lưỡi HIV do histoplasmosis bao gồm:

  • Bị sốt về chiều tối.
  • Lưỡi dơ và sưng đỏ bất thường.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Ho đờm kéo dài.
  • Khó thở.

Một số hình ảnh nấm miệng HIV

Triệu chứng của nấm miệng HIV ở bệnh nhân thường nghiêm trọng do sức đề kháng bị suy giảm. Việc điều trị nấm miệng HIV cũng rất khó thành công do không được hỗ trợ của các bạch cầu miễn dịch tự nhiên. Thậm chí nếu không được xử lý đúng cách, nấm miệng còn có nguy cơ lan khắp cơ thể và dẫn đến tình trạng nhiễm nấm toàn thân. Sau đây là một số hình ảnh nấm miệng HIV mà bạn có thể tham khảo.

Nấm miệng HIV xuất hiện ở bệnh nhân bằng những mảng bám màu trắng hay vàng nhạt giống phô mai ở vùng miệng, lưỡi, vùng má trong, nướu,…

Một số hình ảnh nấm miệng HIV và các vấn đề liên quan 2 Hình ảnh nấm miệng HIV

Nếu tác động lên các mảng bám bằng cách cọ xát, cậy lên sẽ có thể gây chảy máu, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Một số hình ảnh nấm miệng HIV và các vấn đề liên quan 3 Hình ảnh nấm miệng HIV

Phòng ngừa bệnh nấm miệng HIV như thế nào?

Việc nhiễm nấm miệng HIV khá khó tránh khỏi vì các loài nấm là một phần tự nhiên của môi trường xung quanh. Chúng sống khắp nơi như ngoài trời, trong đất, các thảm thực vật, trên cây và các loài động vật. Các loài nấm lại có khả năng tồn tại lâu dài trên các bề mặt trong nhà cửa và da người. Trong khi đó hệ miễn dịch của các bệnh nhân HIV lại rất suy yếu, khó có thể ngăn ngừa cũng như chống đối lại.

Tuy nhiên bạn cũng có thể ngăn ngừa và giảm nguy cơ bị lây nhiễm nấm miệng HIV bằng một số cách như sau:

  • Súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.
  • Bổ sung lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, dưa muối,…
  • Xây dựng lối sống lành mạnh.
  • Tìm hiểu về các biểu hiện lây nhiễm nấm miệng HIV để bạn có thể nhanh chóng nhận ra các triệu chứng. Điều này có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Hãy quan tâm đến chỉ số lượng tế bào CD4 vì nguy cơ bị nhiễm nấm có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và chỉ số này.
  • Hạn chế đến và tiếp xúc ở các khu vực như công trường xây dựng, khu vực nuôi gia súc, gia cầm,… Vì những khu vực có nhiều bụi này sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm.

Trên đây là những thông tin và một số hình ảnh nấm miệng HIV. Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh, hãy mau đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tuyết Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)