Nhà thuốc Hưng Thịnh

Mổ đục thủy tinh thể là một phương pháp phổ biến giúp khôi phục thị lực cho những người mắc bệnh lý đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, để mắt có thể phục hồi tốt nhất sau phẫu thuật, cần đảm bảo tuân thủ một chế độ kiêng khem hợp lý. Vậy mổ đục thủy tinh thể kiêng bao lâu? Hãy cùng nhà Thuốc Hưng Thịnh giải đáp các thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực – chứng bệnh có tỷ lệ người mắc cao và cũng là một trong những căn bệnh phổ biến ở người trung tuổi và người già. Để điều trị tình trạng này, phẫu thuật là một phương pháp được áp dụng phổ biến. Sau khi thực hiện thủ thuật, mổ đục thủy tinh thể kiêng bao lâu? Trước khi tìm lời giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu về những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề đục thủy thể và mổ đục thủy tinh thể nhé!

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể là một bộ phận cấu tạo nên mắt, nằm ngay sau đồng tử, có cấu trúc dạng thấu kính 2 mắt lồi, trong suốt và được nuôi dưỡng bởi thủy dịch. Thủy tinh thể đóng vai trò như 1 thấu kính giúp ảnh vào mắt hội tụ ngay trên võng mạc.

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể bị đục, mất đi độ trong suốt. Điều này khiến ánh sáng đến võng mạc bị giảm, từ đó gây giảm thị lực, lâu dần nếu không được điều trị sẽ dẫn đến mù lòa. Bệnh lý này thường xảy ra ở cả 2 mắt.

Ban đầu, thủy tinh thể bị đục một phần: Đục bao sau, đục vỏ, đục nhân sau đó tiến triển thành đục toàn bộ thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể tiến triển chậm qua nhiều năm. Giai đoạn đầu chúng ta dường như không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Lâu dần, bệnh tiến triển và bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như: Thị lực giảm dần, lóa mắt, xuất hiện hiện tượng song thị 1 mắt hoặc cận thị giả. Tuy nhiên, bệnh lý này không gây đau nhức, đỏ hay cộm mắt.

Mổ đục thủy tinh thể kiêng bao lâu? 1 Đục thủy tinh thể là bệnh lý gây suy giảm thị lực

Theo số liệu thống kê, đục thủy tinh thể được coi là nguyên nhân chủ yếu gây mù loà, các bệnh lý về mắt như tật khúc xạ, glocom… Việc chủ quan, xem thường các dấu hiệu ban đầu khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp, thậm chí là không thể cứu chữa dẫn đến mù. Khi đó, bạn sẽ không chủ động được cuộc sống và sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đục thủy tinh thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây bệnh được chia ra thành 2 nhóm chính bao gồm:

Nguyên nhân nguyên phát gây đục thủy tinh thể

  • Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Có thể do rối loạn di truyền, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh hoặc biến chứng của các bệnh lý toàn thân.

  • Đục thủy tinh thể tuổi già: Đây là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể phổ biến nhất. Có khoảng 80% người trên 50 tuổi mắc chứng đục thủy tinh thể.

Nguyên nhân thứ phát gây đục thủy tinh thể

  • Do chấn thương: Chấn thương mắt, di chứng sau phẫu thuật mắt.

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc corticoid, prednisolon…

  • Do mắc một số bệnh lý về mắt như viêm mống mắt, glaucoma… hay một số bệnh lý toàn thân như: Bệnh tiểu đường, cường tuyến cận giáp…

  • Do thường xuyên tiếp xúc lâu với các tia cực tím, tia xạ…

Các yếu tố khác gây đục thủy tinh thể

  • Chế độ ăn uống thiếu hụt các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin và khoáng chất. Điều này gây suy yếu cấu trúc protein của thủy tinh thể, lâu dần sẽ dẫn đến suy giảm thị lực.

  • Sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá… một cách thường xuyên và liên tục.

  • Thường xuyên với môi trường khói bụi, ô nhiễm làm gia tăng nguy cơ cườm khô mắt khi còn trẻ.

  • Căng thẳng, stress liên tục và kéo dài.

Mổ đục thủy tinh thể kiêng bao lâu? 2 Thường xuyên tiếp xúc với các tia bức xạ là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Các phương pháp điều trị đục thủy tinh thể

Trường hợp đục thủy tinh thể ở giai đoạn sớm, bạn có thể bổ sung một số vitamin A, C, E… và một số hoạt chất khác nhằm làm chậm sự tiến triển của bệnh. Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm. Bên cạnh đó, bạn cần tạo cho bản thân một lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích.

Trường hợp bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, bạn không thể cải thiện tình trạng bệnh bằng các giải pháp trên thì phẫu thuật là cách điều trị duy nhất và cũng hiệu quả nhất.

Mổ đục thủy tinh thể kiêng bao lâu?

Mổ đục thủy tinh thể là gì?

Mổ đục thủy tinh thể là một trong những phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất. Đây là một phẫu thuật tương đối đơn giản nhằm tán nhỏ rồi hút thủy tinh thể đã bị đục của người bệnh ra ngoài rồi thay thế vào đó bằng một thấu kính nhân tạo. Thấu kính này sẽ có hình dạng, kích thước, độ trong suốt giúp người bệnh có thể nhìn trở lại.

Khi được lắp thấu kính mới, các tia sáng sẽ được truyền qua thấu kính một cách dễ dàng, thị lực không còn bị ảnh hưởng bởi những đám protein trong thủy tinh thể trước đây đã bị đục nữa.

Mổ đục thủy tinh thể kiêng bao lâu? 3 Phẫu thuật đục thủy tinh thể là phương pháp phổ biến

Chế độ kiêng sau mổ đục thủy tinh thể

Tùy vào cơ địa, tuổi tác cũng như tình trạng mắt của mỗi người mà khoảng thời gian cần thiết để hồi phục hoàn toàn sau mổ đục thủy tinh thể sẽ khác nhau. Vì thế mà khoảng thời gian kiêng sau mổ cũng khác nhau.

Thông thường, thị lực của mắt sẽ tăng và ổn định sau 4 đến 6 tuần. Do đó, trong thời gian này bạn cần chăm sóc, giữ gìn đôi mắt thật tốt để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và an toàn. Đây có thể được coi là thời điểm nhạy cảm quyết định đến hiệu quả hồi phục thị lực mắt.

Mổ đục thủy tinh thể kiêng bao lâu? 4 Mổ đục thủy tinh thể kiêng bao lâu là thắc mắc của nhiều người

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần chú ý trong thời điểm này:

  • Người bệnh cần đeo kính chống bụi cả ngày và cả lúc ngủ để tránh vô tình dụi mắt khi ngứa mắt.

  • Tuyệt đối không dụi tay vào mắt tránh gây tổn thương mắt. Hạn chế để mắt tiếp xúc với bụi bẩn. Không đi bơi, tránh đến những nơi đông người, nhiều khói bụi và gió…

  • Trong tuần đầu sau mổ đục thủy tinh thể, người bệnh nên hạn chế xem tivi, sử dụng điện thoại và máy tính. 

  •  Người bệnh phải sử dụng thuốc nhỏ mắt và uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi cảm thấy mắt đã ổn định. Không nhỏ bất kỳ loại thuốc nào khác vào mắt, ngoại trừ thuốc do bác sĩ kê.

  • Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng các chất kích thích. Trong 1 đến 3 ngày đầu tiên sau mổ, người bệnh nên nghỉ ngơi tuyệt đối. Sau đó nên vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức…

  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc nếu thấy có biểu hiện bất thường thì cần đi khám ngay để được chẩn đoán và đưa ra hướng xử trí tiếp theo.

Trên đây là một số thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề đục thủy tinh thể và phẫu thuật đục thủy tinh thể. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho các bạn hiểu phần nào về bệnh lý đục thủy tinh thể cũng như giải đáp thắc mắc: Mổ đục thủy tinh thể kiêng bao lâu? Để tiếp tục cập nhật những kiến thức y khoa liên về các bệnh lý khác, các bạn hãy truy cập website của Nhà Thuốc Hưng Thịnh để tìm hiểu nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)