Nhà thuốc Hưng Thịnh

Vùng kín là nơi vô cùng nhạy cảm, nếu không chăm sóc cẩn thận cho trẻ sẽ để lại hệ lụy nghiêm trọng không ngờ tới, đặc biệt là khi trẻ bị hăm tã. Bài viết sau đây sẽ mách bạn cách xử lý khi bé trai bị hăm vùng kín.

Vùng bìu của bé trai vốn là nơi nhạy cảm, khi tiếp xúc thường xuyên với nước tiểu, phân nên trẻ rất dễ bị hăm ở vùng da này. Chính vì thế, cha mẹ cần chú ý vệ sinh cho bé thường xuyên để phòng chống và ngăn ngừa tình trạng hăm da.

Nguyên nhân bé trai bị hăm vùng kín

Hăm là hiện tượng da bị viêm, chủ yếu xảy ra ở các nếp gấp da (do các vị trí này thường nóng và ẩm hơn). Các nếp gấp của da thường cọ xát với tã bỉm kèm theo tác động của mồ hôi, phân, nước tiểu sẽ khiến bé trai rất dễ bị hăm ở vùng kín.

Trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng tuổi là đối tượng gặp hăm da chủ yếu do da bé những năm tháng đầu đời rất mỏng manh (mỏng hơn đến 7 lần so với da người lớn), nhạy cảm và dễ kích ứng hơn rất nhiều.

Mẹo xử lý khi bé trai bị hăm vùng kín 1 Không ít trường hợp trẻ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn tới hăm vùng kín.

Không ít trường hợp trẻ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn tới hăm vùng kín. Nguyên nhân khiến bé bị nhiễm khuẩn có thể kể đến như môi trường xung quanh không được đảm bảo, quần áo mặc có vấn đề… 

Ngoài ra, một số trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng. Nếu không chọn kỹ tã bỉm bé sẽ dễ bị dị ứng với tã lót. 

Triệu chứng khi trẻ bị hăm:

  • Bé trai bị hăm da chủ yếu tại những vị trí như vùng kín, háng, mông, xung quanh hậu môn.

  • Các nếp kẽ bị hăm sẽ chuyển thành vùng đỏ, trợt, khi cọ xát sẽ rỉ dịch gây đau đớn.

  • Nếu có bội nhiễm vi trùng và nấm thì vùng da bị hăm có thể bị sưng tấy, chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.

Những sai lầm phổ biến khi trị hăm tã cho bé trai

Hăm tã ở trẻ không khó điều trị nếu phát hiện sớm và có áp dụng biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trị hăm tã cho bé nhưng mãi vẫn không khỏi có thể mẹ đã mắc phải một số sai lầm phổ biến sau đây:

Lạm dụng phấn rôm 

Rất nhiều mẹ bỉm thường dùng phấn rôm em bé trong phòng ngừa hăm tã. Tuy nhiên, thói quen này đôi khi mắc sai lầm khi thực hiện khiến hăm tã càng trầm trọng hơn. Nếu da bé chưa thực sự khô ráo mà mẹ vội vã dùng phấn rôm sẽ khiến hạt phấn rôm vón cục khiến lỗ chân lông bị bít tắc, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn hoạt động mạnh hơn.

Mẹo xử lý khi bé trai bị hăm vùng kín 2 Sai lầm trong việc dùng phấn rôm có thể khiến bé trai bị hăm trầm trọng hơn.

Ăn uống không hợp lý

Cho bé ăn nhiều các loại hoa quả có tính axit cao như cam, cà chua… sẽ làm thay đổi tính chất phân của bé, trẻ càng có nguy cơ cao bị hăm tã. Vì thế, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống, chọn lựa thực phẩm khoa học, hợp lý cho bé.

Chọn sai bỉm 

Da bé vốn mỏng manh, lại thường xuyên mặc tã nên nếu chọn bỉm tã chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe của bé. Ngoài ra, thao tác đóng bỉm sai, mặc tã trong thời gian dài, không vệ sinh mỗi lần trẻ đi đại tiện… là những yếu tố gây hăm tã cho trẻ.

Mẹo xử lý khi bé trai bị hăm vùng kín

Hiện nay có rất nhiều cách xử lý khi bé trai bị hăm vùng kín mà cha mẹ có thể dễ dàng áp dụng, bao gồm dùng biện pháp dân gian hoặc dùng thuốc tây y thoa tại chỗ. Dưới đây là những cách an toàn, hiệu quả cha mẹ có thể tham khảo áp dụng trị hăm cho con:

Dùng bột yến mạch

Nhờ chứa hàm lượng protein cao, cùng với hợp chất saponin nên yến mạch có tác dụng làm dịu và bảo vệ làn da cho bé. Ngoài ra, bột yến mạch còn có khả năng loại bỏ bụi bẩn và dầu trong các lỗ chân lông, một trong các yếu tố khiến bé bị hăm da.

Mẹo xử lý khi bé trai bị hăm vùng kín 3Yến mạch có tác dụng làm dịu và bảo vệ làn da cho bé.

Cách thực hiện

  • Cho một muỗng bột yến mạch vào chậu nước tắm;

  • Cho bé ngâm trong nước bột yến mạch khoảng 10 – 15 phút;

  • Tắm sạch lại cho bé.

Dùng nha đam trị hăm da

Trong nha đam (hay còn gọi lô hội) có chứa đến 23 loại acid amin, vitamin, nguyên tố vi lượng. Mặt khác, nhựa cây nha đam có chứa nhiều chất polysaccarid, các acid béo và một số hoạt chất nhóm anthraquinon. 

Từ những thành phần này, nha đam được dùng trong chăm sóc da với công dụng giúp kháng khuẩn, chống viêm cho da. Mặt khác, nha đam còn có thể giúp da được dưỡng ẩm, cung cấp vitamin, chống oxy hóa tế bào thúc đẩy quá trình phục hồi làn da tổn thương, tăng độ đàn hồi mô da. Đó là lý do vì sao dùng nha đam cũng là cách xử lý khi bé trai bị hăm vùng kín đơn giản mà hiệu quả.

Cách thực hiện

Sau khi trẻ được tắm rửa sạch sẽ, mẹ dùng lá nha đam đã rửa sạch, bỏ đi phần vỏ xanh, nạo lấy thạch nha đam thoa nhẹ nhàng lên da bé, để khô tự nhiên và sau đó rửa sạch lại da bé.

Dùng lá trầu không

Sở dĩ dùng lá trầu không làm cách trị hăm tã cho bé trai tại nhà là do loại thảo dược này có chứa nhiều nước, protein, vitamin và thành phần khử trùng, kháng viêm hiệu quả chavicol.

Mẹo xử lý khi bé trai bị hăm vùng kín 4 Dùng lá trầu không cũng là cách xử lý khi bé trai bị hăm vùng kín đơn giản mà hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch nắm lá trầu không, cắt thật nhỏ cho vào chén, sau đó thêm nước sôi vào rồi đậy kín mặt chén như hãm trà;
  • Chờ trong khoảng 15 phút cho dược chất trong lá trầu thẩm thấu ra nước; 
  • Dùng bông gòn thấm nước này chấm lên vết hăm da của trẻ, 2 – 3 lần/ngày, 3 ngày/tuần sẽ giúp da trẻ nhanh chóng trở lại bình thường.

Lá khế

Trong Y học cổ truyền. lá khế có công dụng trị các bệnh ngoài da, bao gồm chàm da, hăm tã, sơn lở, dị ứng, lở loét.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch khoảng 100 – 150g lá khế non và hoa, nấu trong thời gian từ 10 – 15 phút với 5 – 6l nước;

  • Dùng nước này xông hoặc tắm cho bé.

Sau 3-4 ngày đều đặn thực hiện, tình trạng hăm da nhẹ sẽ biến mất. 

Dùng trà xanh

Công dụng của trà xanh từ lâu đã được nhiều người biết đến trong làm đẹp và chăm sóc da. Nguyên liệu này là cách trị hăm tã cho bé gái rất tốt vì vừa an toàn, lành tính vừa hiệu quả cho làn da chịu nhiều thương tổn. Trong trà xanh chứa chất chống oxy hóa EGCG cùng nhiều vitamin, khoáng chất cung cấp dưỡng chất cần thiết cho làn da chịu nhiều thương tổn.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch nắm lá trà xanh, nấu sôi cùng với 1 – 1,5l nước trong khoảng 10 – 15 phút;

  • Dùng nước này pha với nước ấm tắm cho trẻ mỗi ngày đến khi dịu vết hăm da.

Trên đây là những biện pháp dân gian trị hăm tã cho trẻ sơ sinh mẹ bỉm có thể áp dụng. Tuy nhiên lưu ý là những cách này dùng nguyên liệu tự nhiên nên sẽ không thể thấy ngay hiệu quả nên mẹ cần tránh việc sốt ruột thay đổi nhiều cách khác nhau. Điều này chỉ khiến da bé có nguy cơ gia tăng dị ứng mà thôi. Trường hợp trẻ có cơ địa dễ dị ứng các thực vật tự nhiên hoặc đã áp dụng một thời gian mà vẫn không cải thiện, mẹ có thể sử dụng các phương pháp trị hăm tã theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa.

Mẹo xử lý khi bé trai bị hăm vùng kín 5 Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày, đặc biệt là nên rửa sạch vùng quấn tã trước mỗi lần thay tã mới. 

Cách trị hăm tã theo phương pháp hiện đại

Dùng kem hăm tã

Loại kem này giúp da bé giảm dần dấu hiệu sưng viêm, giảm ngứa rát nhờ cung cấp dưỡng chất cân bằng độ ẩm, giúp da phục hồi từ sâu bên trong. Triệu chứng bệnh sẽ khỏi sau 3 – 7 ngày thoa đều đặn. 

Trong kem trị hăm tã có chứa thành phần sát khuẩn, kháng viêm nên nhanh chóng giúp loại bỏ một phần vi khuẩn gây hăm tã ra khỏi da bé. Bên cạnh đó, một số kem có tinh dầu menthol còn mang lại cho bé cảm giác mát lạnh khi thoa với mùi hương dịu nhẹ. 

Một số loại kem trị hăm cho bé được tin dùng từ lời khuyên chuyên gia: Sudocrem, Bepanthen, Skinbibi,…

Lưu ý là kem hăm tã này chỉ hiệu quả cho bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Với tình trạng hăm nặng, da nổi mụn nhiều hay trợt loét, các kem hăm tã này sẽ không đem đến hiệu quả do khả năng kháng khuẩn, kháng nấm còn hạn chế.

Dùng thuốc mỡ kháng sinh

Các loại kháng sinh diệt khuẩn thường dùng trong hăm tã như gentamycin, neomycin… dạng kem bôi. Nhiều chế phẩm kem bôi hiện nay còn kết hợp thêm Corticoid giúp giảm viêm mụn do hăm. Tuy nhiên, với sản phẩm có chứa hoạt chất này cần dùng theo chỉ định của bác sĩ vì dễ gây nhiều tác dụng phụ. 

Sau khi tắm xong, da còn ẩm mẹ có thể bôi cho trẻ để kháng sinh thấm sâu trong da, tăng hiệu quả điều trị.

Phòng tránh hăm tã cho bé trai hiệu quả

Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp dành cho các bé trai sau đây để giúp con có được làn da mềm mại, khỏe mạnh và không bị hăm tã:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày, đặc biệt là nên rửa sạch vùng quấn tã trước mỗi lần thay tã mới. 

  • Tránh dùng khăn ướt có cồn để vệ sinh cho trẻ, nên ưu tiên sử dụng khăn mềm và nước ấm để rửa.

  • Nếu trẻ bị hăm nặng, sau khi vệ sinh xong nên nhúng mông trẻ vào chậu nước có pha baking soda để giúp trung hòa axit trong phân và nước tiểu. Sau đó, dùng khăn mềm lau khô nhẹ nhàng.

  • Không nên đóng bỉm cho trẻ suốt ngày, hãy để cho làn da trẻ có được khoảng thời gian thông thoáng, sẽ rất tốt trong phòng ngừa tình trạng hăm tã. Nếu trời ấm, bạn có thể cởi bỉm cho con, gấp một chiếc tã vải lót trên tấm nilon rồi kê dưới mông của bé, tránh giường ướt do bé tè dầm.

  • Chọn quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt cho bé để tránh tình trạng hăm da.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)