Nhà thuốc Hưng Thịnh

Chắc hẳn tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc rất quen thuộc với mỗi gia đình. Vấn đề này khiến các mẹ trở nên lo lắng, không biết nguyên nhân tại sao trẻ lại như vậy. Hãy cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc (hay còn gọi là cơn hoảng hốt khi ngủ) là một trong những loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Đa số các mẹ đều thắc mắc tình trạng này có nguy hiểm không, trẻ đã gặp phải cái gì mà sợ hãi như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giải thích kỹ càng tình trạng này.

Chu kỳ ngủ sinh lý của trẻ

Trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, trong đó có khoảng 9 giờ vào ban đêm. Tuy nhiên, giấc ngủ ban đêm sẽ chia thành nhiều giấc ngủ ngắn, được chia thành 2 loại như sau:

  • Giấc ngủ nhanh (REM – cử động mắt nhanh): Đây là giai đoạn ngủ động. Ở giai đoạn này, mắt bé chuyển động nhiều hướng ngay cả khi đang nhắm mắt, có thể co giật tay chân và nhịp thở không đều (ngừng thở 5 – 10 giây sau đó lại thở gấp).

  • Giấc ngủ sâu (NREM – không cử động mắt nhanh): Bao gồm các giai đoạn: Ru ngủ (mắt lim dim mở) – ngủ nông (dễ bị giật mình bởi tiếng động mạnh) – ngủ sâu (kéo dài vài phút) – ngủ rất sâu (kéo dài 30 – 40 phút, bé không cử động). Hai giai đoạn ngủ sâu và ngủ rất sâu là giai đoạn rất khó đánh thức trẻ.

Trong một giấc ngủ gồm nhiều chu kỳ, từ ngủ NREM chuyển qua giấc ngủ REM luân phiên nhau. Vì vậy, nếu trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc, có thể bé đang chuyển từ giai đoạn ngủ này sang giai đoạn ngủ khác. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nếu trẻ không kèm các biểu hiện đau ốm hay khó chịu nào khác. Tuy nhiên, có thể tiếng khóc của bé là cảnh báo một số tình trạng mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc là dấu hiệu gì?

Trẻ ngủ không đúng giờ

Giờ đi ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ:

  • Nếu mẹ cho bé ngủ quá sớm: Khi đó, cơ thể bé không sản xuất đủ melatonin – đây là hormone quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ của bé. Vì vậy bé ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc và ngồi dậy khóc.

  • Nếu mẹ cho bé ngủ quá muộn: Sẽ gây ra tình trạng tương tự. Đặc biệt ở trẻ 6 – 8 tuần tuổi, việc thức giấc quá muộn khiến bé dễ bị mệt mỏi, sợ hãi và khóc thét trong đêm.

Như vậy, các mẹ cần để ý các dấu hiệu khi trẻ bắt đầu lim dim, ngáp, đây là lúc bé cần được nghỉ ngơi và chìm vào giấc ngủ.

Trẻ đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa

Nếu nhận thấy tiếng khóc ngắn, lên xuống thất thường, có thể bé đang đói. Trẻ sơ sinh có dạ dày còn nhỏ, không chứa được nhiều thức ăn, vì vậy trẻ nhanh đói và hay thức dậy giữa đêm đòi ăn. Tuy nhiên, nếu các cơn khóc kéo dài rất lâu (khoảng 20 – 30 phút) cùng với biểu hiện người uốn cong, hai tay nắm chặt, khả năng trẻ đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

Trong trường hợp này, bạn cần sử dụng các men vi sinh càng sớm càng tốt để ổn định hệ tiêu hóa, đồng thời kích thích hệ miễn dịch của trẻ và hạn chế các cơn đau quặn bụng, như vậy sẽ giảm tần suất các cơn khóc thét giữa đêm ở trẻ.

Mẹ nên làm gì khi trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc? 1 Trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc có thể do mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Ngoài ra, một số bệnh lý khác như nôn trớ, trào ngược dạ dày cũng là những nguyên nhân khiến trẻ khóc thét khi ngủ. Các mẹ nên liên hệ các bác sĩ Nhi khoa để có thể nhận được sự trợ giúp tốt nhất.

Nhiệt độ thay đổi đột ngột ở trẻ

Do chưa có thân nhiệt ổn định như người lớn, vì vậy nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến trẻ bị lạnh quá hoặc nóng quá, trẻ dễ bị tỉnh giấc khóc thét. Các mẹ nên tạo một môi trường ngủ lý tưởng có nhiệt độ phòng ấm vừa đủ (khoảng 20 độ C – 25 độ C), nên thông khí với bên ngoài, quần áo thoáng mát, không quấn trẻ quá chặt, nếu không trẻ sẽ thức dậy giữa đêm và có tiếng khóc ngày càng to và dữ dội.

Do đòi được bế

Trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc thét cũng có thể do trẻ đòi được bế, biểu hiện khi bé khóc không có nhiều nước mắt, mắt vẫn nhìn xung quanh. Điều này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, do khi ở trong bụng mẹ còn đang quen với cảm giác an toàn và thường xuyên được bao bọc. Khi chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài, trẻ cần được ôm, bế và vỗ về để có cảm giác yên tâm khi ngủ. Gặp trường hợp này, mẹ chỉ cần ôm ấp và xoa lưng bé, khi đó bé sẽ được đáp ứng nhu cầu và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Mẹ nên làm gì khi trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc? 2 Trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc có thể do đòi được bế

Trẻ gặp các bệnh lý về răng miệng

Khi mọc răng sữa, trẻ thường xuyên quấy khóc và cảm giác khó chịu ngay cả khi đang ngủ, kết hợp với các biểu hiện như: Thích gặm tay, thường xuyên cho các đồ vật dài vào miệng. Các mẹ cần lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé trước khi đi ngủ để tránh tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc, đồng thời kết hợp massage nướu cho trẻ bằng cách làm sạch ngón tay của mình chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng lên của bé.

Cách giảm thiểu tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc

Nói chung, khi gặp tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc, các mẹ cần giữ bình tĩnh và không nên đánh thức bé dậy, khi đó bé sẽ càng khó chịu và sợ hãi. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ giúp bé có thể ngủ ngon hơn, giảm thiểu tình trạng bị thức giấc giữa chừng:

  • Cất hết những vật dụng xung quanh chỗ ngủ của bé như bình sữa, đồ chơi… để bé có thể thoải mái giãy giụa mà không bị thương.

  • Cho bé ngủ đúng giờ và đủ giấc theo đúng độ tuổi của bé (trẻ 3 – 5 tuổi nên ngủ từ 10 – 13 tiếng mỗi ngày bao gồm cả giấc trưa, trẻ trên 5 tuổi nên được ngủ 9 – 12 tiếng).

  • Thiết lập thời gian ngủ mỗi ngày: Các mẹ cần tập cho bé ngủ đúng khung giờ, tránh sự xáo trộn.

  • Tạo không gian tối và yên tĩnh. Tuy nhiên, nếu bé sợ bóng tối, bạn có thể sử dụng đèn ngủ với ánh sáng mức độ nhẹ, tránh để bé coi ti vi, điện thoại và các thiết bị điện tử khác trước khi ngủ.

  • Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc diễn ra thường xuyên mà bạn có thể xác định được thời gian mà bé bị trong đêm, bạn có thể đánh thức bé khoảng nửa tiếng trước đó, sau một khoảng thời gian cho bé ngủ lại. Việc này sẽ làm giảm thiểu tình trạng bé tự nhiên ngồi dậy khóc một cách đáng kể.

Mẹ nên làm gì khi trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc? 3 Cần cho trẻ ngủ đúng giờ để hạn chế tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc

Có thể thấy, tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc không quá nguy hiểm. Tuy nhiên các mẹ cần để ý tới các tín hiệu của trẻ thông qua tiếng khóc và các dấu hiệu kèm theo để có cách xử trí kịp thời và phù hợp nhất. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các mẹ bình tĩnh hơn trong việc xử lý tình trạng này.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)