Nhà thuốc Hưng Thịnh

Mẹ mang thai mắc Covid-19 có lây sang con không là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu và gia đình quan tâm. Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Phụ nữ mang thai thường dễ mắc những bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hệ miễn dịch bị suy giảm. Đây cũng là đối tượng dễ bị biến chứng nặng khi mắc Covid-19 nếu trong người có sẵn những bệnh nền. Bài viết chia sẻ một số vấn đề liên quan đến việc mắc Covid-19 khi đang mang thai, mẹ bầu hãy cùng tham khảo nhé.

Mẹ mang thai mắc covid có lây sang con không?

Mẹ mang thai mắc covid có lây sang con không 1Mẹ bầu mắc covid có tỷ lệ lây nhiễm cho con cực thấp

Những dấu hiệu mẹ bầu mắc Covid?

Thông thường, những triệu chứng nhiễm covid trong giai đoạn đầu thương khá tương tự với những bệnh viêm đường hô hấp cấp. Tuy nhiên mẹ cần tầm soát nguy cơ lây nhiễm và chú ý hơn khi xuất hiện nhưng biểu hiện sau:

  • Viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm 
  • Nghẹt mũi, sổ mũi dẫn đến khó thở, thở gấp
  • Sốt cao trên 38 độ, cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, nhức mỏi toàn thân
  • Chán ăn, ăn không tiêu và thường hay bị nôn, buồn nôn sau khi ăn
  • Tiêu chảy kéo dài

Khi nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh Covid-19, bạn cần liên hệ ngay với các số điện thoại sau để được tư vấn:

  • Bác sĩ chuyên khoa đang tư vấn thai sản cho bạn.
  • Nhân viên y tế trong khu vực để được tư vấn, hỗ trợ nhanh.
  • Gọi điện thoại đường dây nóng 115 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
  • Đường dây nóng của bộ y tế: 1900 9095
  • Tổng đài hỗ trợ khai báo y tế: 1800 1119
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM: 028 3923 4629

Ngoài ra, với những dấu hiệu nặng mẹ cần được chuyển ngay đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời:

  • Mất khứu giác, mất vị giác.
  • Sốt cao trên 39 độ, thở nhanh hơn 20 lần/phút, đau tức ngực.
  • Nồng độ bão hòa oxy trong máu – SpO2 dưới 95% khiến mẹ bầu tím môi hoặc đầu chi.
  • Người mệt li bì, có thể lâm vào hôn mê.

Mẹ mang thai mắc Covid có lây sang con không?

Hiện nay chưa có bằng chứng về khả năng lây truyền của mẹ mắc Covid-19 cho con, cũng chưa có bằng chứng về việc mẹ mắc Covid sinh con ra bị dị tật thai nhi. Tuy nhiên nguy cơ lây truyền theo chiều dọc trong lúc mẹ sinh có thể xuất hiện, nhưng với tỷ lệ thấp khoảng 1%. 

Trẻ sinh ra từ người mẹ mắc Covid-19 sẽ được làm xét nghiệm và chăm sóc riêng. Vì nguy cơ lây nhiễm thấp nên sau khi xét nghiệm bé sẽ được trả về bên cạnh mẹ để nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Mẹ biến chứng nặng khi mắc Covid-19 thì nên làm gì?

Mẹ mang thai mắc covid có lây sang con không 2Khám thai định kỳ trong quá trình mang thai

Khi mẹ xuất hiện các biến chứng nặng, tùy vào tình hình sức khỏe mà bác sĩ sẽ có những phương án phù hợp nhất.

Mẹ không thở máy: Nên chấm dứt thai kỳ khi thai lớn hơn 32 tuần tuổi, vì tình trạng mất khứu giác có thể khiến mẹ mất oxy đột ngột, có thể khiến con bị ngạt và đột tử.

Mẹ thở máy: Nếu thai nhỏ hơn 32 – 34 tuần, sức khỏe mẹ ổn định thì có thể tiếp tục duy trì thai dưới sự chăm sóc đặc biệt của bác sĩ. Còn nếu thai lớn hơn 32 – 34 tuần tuổi thì việc chấm dứt thai kỳ hay sinh ra đều có thể làm nặng thêm tình trạng của mẹ, khiến mẹ dễ mất oxy đột ngột. Điều này còn tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ, quyết định của gia đình mà bác sĩ sẽ có phương án xử lý phù hợp nhất.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý quá trình mang thai và điều trị Covid-19

Mẹ mang thai mắc covid có lây sang con không 3Chọn cơ sở khám thai và sinh nở đạt chuẩn

Cần lựa chọn cơ sở y tế đủ có đủ điều kiện cơ sở vật chất, phòng dịch tốt để đi khám thai mùa dịch covid và tiến hành sinh nở để đảm bảo nhằm an toàn cho bạn và cho thai nhi.

Sau khi đã tìm được cơ sở uy tín, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn, tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

Đặc biệt bạn nên đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần trong quá trình mang thai.

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn mỗi ngày.

Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, nhất là khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Nếu muốn uống thuốc hạ sốt cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể dựa vào cân nặng của mẹ để căn cứ lượng nước, thông thường khoảng 40ml/kg cân nặng/ngày. Ngoài ra mẹ có thể cung cấp thêm khoáng chất và điện giải thông qua các viên uống vitamin, nước điện giải Oresol – nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Tự theo dõi các dấu hiệu bất thường để kịp thời báo cho nhân viên y tế, đặc biệt là cử động thai. Thai đạp quá nhiều hoặc không đạp cũng đều bất thường và cần xử lý kịp thời.

Ngoài ra, trong quá trình cách ly khi nhiễm Covid, mẹ bầu có thể bị căng thẳng, lo âu, stress do bị xa cách gia đình, đặc biệt là lo cho sức khỏe của con. Nhưng mẹ cần nhớ rằng chỉ cần sức khỏe mẹ ổn định thì con sẽ khỏe, nguy cơ lây nhiễm từ trong bụng cũng rất thấp. Vì thế hãy luôn lạc quan, bình tĩnh trước mọi tình huống và áp dụng lối sống thật lành mạnh.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)