Nhà thuốc Hưng Thịnh

Mụn cóc ở tay là một trong những vị trí thường gặp nhất do tay chúng ta tiếp xúc với nhiều người, nhiều đồ vật và cũng hay trầy xước nên vi rút dễ xâm nhập hơn.

Mụn cóc ở tay không nguy hiểm nhưng vẫn cần được điều trị đúng cách để tránh lan rộng hoặc lây cho người khác. Sau đây là tổng hợp những cách chữa mụn cóc theo dân gian an toàn, hiệu quả nhất.

Mụn cóc là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu mà ra?

Mụn cóc là bệnh ngoài da khá phổ biến do vi rút HPV gây nên. Khi da có vết trầy xước, HPV nhân cơ hội này xâm nhập và hình thành nên những u nhú sần sùi trên bề mặt da gọi là mụn cóc.

Mụn cóc ở tay cũng là do HPV gây nên nhưng không phải chủng vi rút nào cũng hình thành mụn cóc ở tay, có hơn 100 chủng HPV và mỗi chủng lại có khả năng gây mụn cóc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Vị trí nổi mụn cóc phổ biến nhất là ở cánh tay, ngón tay hoặc mu bàn tay, ngoài ra ở chân cũng thường xuyên nổi mụn cóc ở những vị trí tương tự. 

Cách chữa mụn cóc ở tay an toàn, hiệu quả cao 1

Mụn cóc ở tay do vi rút HPV gây nên

Tuy không để lại hậu quả nghiêm trọng gì nhưng mụn cóc có thể gây mất thẩm mỹ hoặc đau đớn, ngứa ngáy cho người bị, cần được điều trị đúng cách. Khả năng lây nhiễm của mụn cóc cũng rất cao, thời gian ủ bệnh lâu nên nếu không trị dứt điểm, bạn sẽ rất dễ nổi nhiều mụn cóc hoặc thậm chí là lây lan cho người thân, gia đình khi dùng chung đồ hoặc tiếp xúc gần.

Mụn cóc ở tay có lây không?

Vi rút HPV có sức sống mạnh mẽ và tốc độ lây nhiễm, phát triển cũng rất nhanh nên mụn cóc ở tay là một trong những hiện tượng có lây lan, có thể là lây từ vùng này sang vùng khác hoặc lây từ người bệnh sang người lành chỉ qua một cái bắt tay.

Tuy dễ lây là thế nhưng không phải ai nhiễm vi rút HPV cũng đều bị mụn cóc ở tay. Bởi miễn dịch mỗi người là khác nhau và không phải chủng HPV nào cũng gây bệnh mụn cóc. Nhưng bạn cũng cần cẩn thận đề phòng, không nên chủ quan nhé.

Cách chữa trị mụn cóc ở tay đơn giản với nguyên liệu tự nhiên

Trị mụn cóc bằng trái nhàu

Nguyên liệu đầu tiên có công dụng loại bỏ mụn cóc không thể nào bỏ qua trái nhàu – loại quả thiên nhiên được trồng dại rất nhiều. Trái nhàu được đánh giá rất cao về khả năng đánh bại vi rút, kháng viêm, ngăn không cho mụn cóc lây lan rộng hơn.

Trước khi biết đến trái nhàu với công dụng chữa mụn cóc ở tay, loại quả này đã được dùng từ bao đời nay để chữa nhiều loại bệnh, bổ trợ sức khỏe rồi đấy.

Cách làm:

  • Trái nhàu sau khi bạn ngâm rửa sạch với nước muối loãng thì đem gọt sạch phần vỏ ngoài, nghiền nhuyễn hoặc dùng máy xay cũng được.
  • Khi đã thu được phần nước cốt trái nhàu, bạn thấm ướt tăm bông với nước cốt rồi thấm đều, massage nhẹ nhàng lên trên vết mụn cóc ở tay và để yên trong 1 – 2 giờ đồng hồ.
  • Trong lúc này, khi cảm thấy đa khô nước, bạn lại thấm lớp nước nhàu mới lên da.
  • Lưu ý khi áp dụng cách trị mụn cóc ở tay này, bạn nên bảo vệ da kỹ dưới ánh nắng mặt trời nhé.

Cách chữa mụn cóc ở tay an toàn, hiệu quả cao 2

Trái nhàu có khả năng kháng khuẩn cao

Chữa mụn cóc ở tay bằng vôi ăn trầu

Bạn không nghe lầm đâu, vôi ăn trầu của các bà, các mẹ cũng có thể loại bỏ được những nốt mụn cóc đáng ghét trên tay đấy. Khi thực hiện cách này, bạn cần xác định sẽ hơi đau một chút nhưng hiệu quả nhận được lại vô cùng mỹ mãn.

Cách làm:

  • Khử trùng, sát khuẩn kim khâu /bấm móng tay hoặc dao lam với dung dịch cồn 90 độ.
  • Chuẩn bị một nồi nước sôi, cho những dụng cụ này vào đun một lúc để đảm bảo sạch hoàn toàn vi khuẩn, vi trùng.
  • Dùng cồn thấm ra bông rồi lau sạch vùng da cần trị mụn cóc ở tay.
  • Tiếp theo, bạn dùng bấm móng tay để cắt bỏ những phần da đã chai cứng xung quanh nốt mụn cóc, phần da này đã chai cứng nên không còn cảm giác đau nữa.
  • Sau khi đã để lộ ra phần nhân mụn cóc bên trong, bạn dùng một ít vôi ăn trầu bôi vào nhân mụn để diệt vi rút. Công đoạn này có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn, rát da, châm chích một chút do vi khuẩn đang bị tiêu diệt.
  • Băng bó vết mụn cóc lại bằng băng gạc y tế, đợi đến khi phần vôi bên trong khô hết thì tháo băng, rửa sạch tay.

Cách loại bỏ mụn cóc ở tay bằng nhựa đu đủ

Theo nghiên cứu cho thấy, trong nhựa đu đủ xanh có chứa đến 4% là nhựa latex cùng với các proteaza, ngoài ra còn có men papain, axit malic cùng nhiều chất kháng khuẩn khác nữa nên đã được sử dụng làm thuốc trị mụn cóc thiên nhiên từ rất nhiều đời nay.

Cách làm:

  • Đu đủ xanh sau khi rửa sạch bụi bẩn bên ngoài, bạn dùng sao cứa nhẹ trên thân và cuống của quả để phần nhựa trắng tiết ra.
  • Dùng chén nhỏ, sạch để hứng lấy phần nhựa này.
  • Thêm vào chén nhựa đu đủ xanh một ít nước để chống đông.
  • Thấm tăm bông vào chén nhựa và bôi đều lên nốt mụn cóc, để khô tự nhiên từ 1 – 2 tiếng.
  • Rửa lại bằng nước mát, lặp lại 3 – 4 lần trong ngày để cảm nhận rõ hiệu quả sau một thời gian ngắn.

Cách chữa mụn cóc ở tay an toàn, hiệu quả cao 3

Nhựa đu đủ xanh là phương thuốc chữa mụn cóc lâu đời

Vỏ chuối cũng có thể trị được mụn cóc

Chuối xanh có phần nhựa chuối nhìn khá tương tự với nhựa đu đủ, có công dụng diệt khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi rút và ngăn mụn cóc ở tay lây lan rộng ra những vùng da xung quanh.

Chuối xanh cũng là nguyên liệu vô cùng dễ tìm nên đây được đánh giá là cách trị mụn cóc an toàn, hiệu quả, tiết kiệm đấy.

Cách làm:

  • Chuối xanh mua về bạn đem ngâm rửa sạch với nước muối loãng cho hết bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Dùng dao gọt lấy phần vỏ chuối có nhiều chất nhựa rồi đem phần vỏ này chà xát lên vùng da muốn điều trị mụn cóc.
  • Trước đó nên làm sạch vùng da bằng xà phòng hoặc cồn 90 độ nhé.
  • Chà khoảng 5 phút thì rửa sạch tay lại với nước mát.
  • Cách trị mụn cóc bằng chuối xanh nên áp dụng mỗi ngày đến khi thấy mụn cóc ở tay khô và bong ra nhé.

Mụn cóc ở tay không nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người bị nên cần điều trị sớm, tăng hiệu quả và cũng ngăn ngừa được mụn cóc tái phát. Ngoài những cách dân gian trên đây, bạn cũng có thể dùng thuốc trị mụn cóc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ nhé. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)