Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bệnh chàm có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó điển hình nhất là ngứa bất chấp ngày đêm. Nếu bạn đang bị căn bệnh da liễu này “hành hạ”, hãy thử áp dụng 5 cách giảm ngứa khi bị chàm sau đây nhé!

Bệnh chàm có triệu chứng nổi bật nhất là ngứa và phát ban. Ngứa do bệnh chàm có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, bất chấp ngày đêm khiến bạn vô cùng khó chịu. Nếu không kiểm soát được, phản ứng tự nhiên của cơ thể sẽ là gãi ngứa. Gãi nhiều không những không giúp khỏi ngứa mà còn làm da bị trầy xước và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Nếu muốn giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể áp dụng những cách giảm ngứa khi bị chàm sau đây!

Bệnh chàm là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chàm (bệnh eczema) là một trong những bệnh viêm da rất thường gặp và xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất là trẻ sơ sinh. Khi bị bệnh chàm, khu vực da bị chàm sẽ có triệu chứng ngứa rát, nổi mẩn đỏ có mụn nước. Những mụn nước này khi vỡ ra có thể gây chảy máu, tiềm ẩn nguy cơ viêm da nhiễm trùng

cách giảm ngứa khi bị chàm 1 Đâu là cách giảm ngứa khi bị chàm để đỡ khó chịu?

Bệnh chàm thường gây ra do các nguyên nhân khác nhau như: 

  • Gen di truyền: Trong gia đình có bố mẹ bị mắc bệnh chàm thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc bệnh chàm.
  • Do làn da bị kích ứng khi tiếp xúc với các chất liệu vải, hóa chất, mỹ phẩm, nước hoa, lông chó mèo, phấn hoa…
  • Các thực phẩm gây dị ứng phổ biến (sữa bò, trứng, hải sản, lúa mì…) cũng có thể là thủ phạm dẫn đến bệnh chàm.
  • Các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng tấn công làn da cũng có thể là nguyên nhân của căn bệnh da liễu phổ biến này. 

Tùy từng nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ áp dụng cách điều trị và cách giảm ngứa khi bị chàm phù hợp. 

Cách giảm ngứa khi bị chàm cực hiệu quả

Chườm lạnh để giảm ngứa

Bạn có thể chườm lạnh bằng một tấm khăn hoặc gạc ướt. Nếu cảm giác ngứa dữ dội, bạn có thể dùng túi đá hoặc túi nước đá để chườm lên vùng da bị ngứa. Thời gian chườm không nên quá 10 phút, nhất là khi chườm bằng đá để tránh bị bỏng lạnh. 

cách giảm ngứa khi bị chàm 2 Bạn có thể mua các loại túi chườm chuyên nghiệp để sử dụng bất cứ khi nào

Cách giảm ngứa khi bị chàm bằng kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm cũng có thể giảm ngứa đáng kể có thể giúp giảm ngứa do chàm eczema. Bệnh nhân bị chàm nên chọn các sản phẩm có thành phần ceramides. Tốt nhất, bạn nên chọn các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, sản phẩm lành tính có độ an toàn cao như: Baby Oil, Cetaphil Moisturising Cream, Eucerin, Nutraderm…

cách giảm ngứa khi bị chàm 3 Cetaphil Moisturising Cream dịu nhẹ

Dùng thuốc trị chàm da

Một trong những cách giảm ngứa khi bị chàm nhanh chóng, hiệu quả tức thì là dùng thuốc phù hợp với bệnh nhân bị chàm như:

  • Thuốc bôi ngoài da Hydrocortisone có tác dụng trong trường hợp ngứa không quá nặng. Tuy nhiên, thuốc này cũng có tác dụng phụ nên không nên lạm dụng. Bạn chỉ nên dùng thuốc theo kê đơn bác sĩ.
  • Thuốc Menthol dạng gel, lotion hoặc dạng xịt với thành phần 5% lidocain hoặc 1% pramoxine có tác dụng làm tê tại chỗ nên giảm ngứa tức thì. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng với loại thuốc có nồng độ hơn 1% – 3% bởi có thể gây kích ứng da. 
  • Thuốc Capsaicin với nồng độ 0,025% tạo cảm giác nóng nên thay thế hoàn toàn cơn ngứa. Nếu muốn sử dụng thuốc này trên vùng da rộng, bạn nên thoa lidocaine trước đó 20 phút rồi mới dùng capsaicin thoa lên trên. 
  • Thuốc kháng histamin giảm ngứa, giảm gãi nên rất phù hợp để dùng vào ban đêm. Thuốc sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon nhưng không nên dùng cho trẻ em. 
  • Dupilumab (Dapoxetine) là loại thuốc tiêm dưới da có tác dụng kiểm soát các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đây là loại thuốc sinh học duy nhất dùng cho bệnh chàm đã được phê duyệt. 
  • Khi vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng trên vùng da bị chàm, bạn sẽ cần dùng kháng sinh. Đây không phải cách giảm ngứa khi bị chàm nhưng lại có tác dụng điều trị nhiễm trùng da do bệnh chàm gây nên. 

cách giảm ngứa khi bị chàm 4 Dùng thuốc theo chỉ định của bác si

Cách giảm ngứa khi bị chàm bằng nguyên liệu thiên nhiên

Một số nguyên liệu thiên nhiên có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương vừa có thể giảm ngứa lại giúp phòng ngừa nhiễm trùng da. Một số nguyên liệu còn có tác dụng tăng cường độ ẩm, giúp làm mềm da. Một vài ví dụ điển hình như tràm trà, trầu không, mướp đắng, lá khế…

Các sản phẩm dạng tinh dầu như tinh dầu tràm trà bạn có thể thoa trực tiếp lên da hoặc pha với dầu gội và nước tắm. Những nguyên liệu thô như lá trầu không, lá khế, trái mướp đắng… bạn có thể xay nhuyễn để đắp hoặc lọc nước cốt để thoa lên vùng da bị chàm. 

cách giảm ngứa khi bị chàm 5 Tinh dầu tràm trà có thể kiểm soát cảm giác ngứa

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Những biện pháp trên chưa phải là cách giảm ngứa khi bị chàm toàn diện nhất. Dù áp dụng cách nào, bạn cũng nên kết hợp với việc thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp. Một số việc bạn nên làm nếu muốn giảm ngứa như:

  • Bạn nên lựa chọn kỹ các loại hóa mỹ phẩm phù hợp, tốt nhất là những sản phẩm dịu nhẹ, ít chất tẩy rửa…
  • Bạn nên cẩn trọng hoặc tránh dùng các thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất. Một số thực phẩm các bệnh nhân bị chàm nên kiêng như: Mật ong, rượu bia, tinh bột, chất béo, đường, thực phẩm có mùi tanh,…
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn, ga, gối, đệm để loại bỏ nấm, vi khuẩn, virus, bụi bẩn, lông thú… cũng là một việc cần thiết.
  • Ngoài ra, bạn nên hạn chế tiếp xúc các yếu tố có thể gây bệnh như phấn hoa, khói thuốc lá, nấm mốc, thú nuôi…
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm ít nhất mỗi ngày 1 lần sẽ giúp loại bỏ tác nhân gây ngứa trên da. Sau khi tắm, bạn nên lau khô để tránh da ẩm ướt sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. 

Trên đây là những cách giảm ngứa khi bị chàm ai cũng có thể áp dụng hàng ngày. Tùy tình trạng ngứa nhiều hay ít, bạn nên đến các cơ sở thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc. Bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng các loại thuốc kê đơn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)