Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bệnh uốn ván được các chuyên gia y tế nhận định rằng có khả năng tử vong cao. Đặc biệt trong giai đoạn toàn phát, người bệnh có biểu hiện co cứng, cong người như con tôm không thể cứu được. Vậy bạn có biết khi mắc bệnh uốn ván có mấy loại ngoại độc tố được sinh ra và sự nguy hiểm của chúng như thế nào?

Khi mắc bệnh uốn ván có mấy loại ngoại độc tố được sinh ra?

Tác nhân gây uốn ván

Hung thủ gây nên căn bệnh nguy hiểm này chính là trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), gram dương. Loại trực khuẩn này thường sản sinh nên nha bào hình cầu tròn. Mặc dù ở mức nhiệt 56 độ C vi khuẩn uốn ván đã chết đi, nhưng nha bào của uốn ván lại tồn tại rất bền vững. Thậm chí sau 5 năm tồn tại dưới mặt đất, loại nha bào này vẫn còn khả năng gây bệnh.

Một số loại dung dịch sát trùng có thể diệt nha bào uốn ván sau 8 – 10 tiếng như formalin hay phenol. Nha bào cũng chết đi sau 30 phút đun sôi. Vậy trực khuẩn uốn ván có mấy loại ngoại độc tố sản sinh và mức độ nguy hiểm của chúng là thế nào bạn đã biết chưa?

Mắc bệnh uốn ván có mấy loại ngoại độc tố được sinh ra 1Bạn có biết mắc bệnh uốn ván có mấy loại ngoại độc tố được sinh ra và mức độ nguy hiểm của chúng?

Bệnh uốn ván có mấy loại ngoại độc tố được sinh ra?

Thể hoạt động của Clostridium tetani chính là trực khuẩn gram dương có tạo nha bào. Chúng có thể di động và tuyệt đối kị khí, nhiệt độ tốt nhất để chúng phát triển là từ 33 – 37 độ C. Ta có thể gặp phải trực khuẩn uốn ván ở khắp mọi nơi, khi chúng sống hoại sinh trong ruột người và một số động vật nhai lại. Ước tính có khoảng 10% người bình thường có Clostridium tetani trong đại tràng.

Vậy khi mắc bệnh uốn ván có mấy loại ngoại độc tố được sinh ra? Câu trả lời là có 2 loại ngoại độc tố do trực khuẩn uốn ván gây ra. Hai loại ngoại độc tố này chính là Tetanolysin và Tetanospasmin.

  • Tetanospasmin (độc tố UV): Một loại độc tố thần kinh rất mạnh, chỉ đứng sau 2 độc tố Botulinum trong nhóm các độc tố vi sinh. Chỉ với 1mg độc tố Tetanospasmin đã có thể giết được 50 – 70 triệu con chuột. Ngoài ra, Tetanospasmin còn là độc tố chịu nhiệt và có khả năng kháng nguyên mạnh, nên được sử dụng để sản xuất vaccine phòng uốn ván.
  • Tetanolysin: Khi xâm nhập vào cơ thể trong điều kiện vết thương yếm khí, hoặc có vùng hoại tử, thì trực khuẩn uốn ván sẽ tiết Tetanolysin làm hủy hoại tổ chức quanh khu vực nhiễm bệnh. Từ đó cũng tạo điều kiệu cho vi khuẩn nhân lên. Đồng thời, trực khuẩn này cũng tiết Tetanospasmin là độc tố thần kinh gây ra các biểu hiện uốn ván lâm sàng.

Vậy là chúng ta đã biết được khi mắc bệnh uốn ván có mấy loại ngoại độc tố được sản sinh. Thế nên, bạn tuyệt đối không được lơ là bản thân khi có nguy cơ lây nhiễm. Đừng để mắc uốn ván rồi mới chữa bệnh, hãy lên kế hoạch phòng bệnh ngay từ bây giờ.

Mắc bệnh uốn ván có mấy loại ngoại độc tố được sinh ra 2Tiêm vaccine uốn ván từ sớm để chủ động hơn và tránh khỏi những nguy cơ đáng sợ của bệnh.

Cảnh giác nguy cơ mắc uốn ván từ những vết thương siêu nhỏ

Theo ThS Nguyễn Hồng Hà (Tổng thư ký Hội Truyền nhiễm Việt Nam) thì việc chữa bệnh uốn ván còn rất nan giải do đây là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính. Tỷ lệ tử vong của uốn ván rất cao, nguyên nhân là do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván – mà chúng ta đã tìm hiểu ở phần khi mắc uốn ván có mấy loại ngoại độc tố sinh ra gây nên.

Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh là khoảng 25 – 90%. Đặc biệt, trường hợp mắc uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh tỷ lệ này lên đến 95%. Thông thường, bệnh hay xuất hiện ở các khu vực đông dân cư có khí hậu nóng, ẩm, giàu chất hữu cơ có trong đất.

Con đường lây uốn ván chủ yếu là từ vết thương nhiễm bẩn (có thể thấy rõ được hoặc không). Vết thương là cửa ngõ lây bệnh có thể lớn hoặc nhỏ. Tuy nhiên gần đây số ca mắc do vết thương nhỏ gây nên đã nhiều hơn. Có thể là do những vết thương nặng được mọi người quan tâm xử lý đúng cách hơn.

Từ các vết thương nhỏ có thể là do đinh đâm, xước da, gai đâm… Cho đến các vết thương lớn, rộng, và nhiều ngóc ngách như bỏng sâu, gãy xương hở… hoặc cắt rốn, nạo thai với dụng cụ nhiễm bẩn… đều có nguy cơ mắc uốn ván như nhau.

Mắc bệnh uốn ván có mấy loại ngoại độc tố được sinh ra 3Dù là vết thương nhỏ hay lớn thì đều có nguy cơ mắc bệnh uốn ván.

Thời gian ủ bệnh của uốn ván còn tùy theo từng người. Nhưng thường rơi vào khoản từ 5 – 10 ngày. Khi bệnh nhân có triệu chứng co cứng toàn thân và cơn co giật đầu tiên thì thường kéo dài khoảng 7 – 10 ngày. Thời gian bệnh khởi phát càng ngắn thì càng nặng hơn. Cứng hàm cũng là triệu chứng khởi đầu chiếm khoảng 75% các trường hợp.

Chúng ta có thể thấy việc biết được khi mắc uốn ván có mấy loại ngoại độc tố sinh ra quan trọng thế nào khi nhìn vào biểu hiện lâm sàng của bệnh. Tình trạng co cứng cơ toàn thân của bệnh nhân cũng tăng lên liên tục khi bị kích thích và rất đau đớn. Đồng thời khi bị co cứng các cơ hô hấp thì khả năng ho, khạc yếu còn làm ứ đọng đờm, dãi. Nhiều ca bệnh nhân còn bị co cứng cơ hô hấp tới độ bị “chẹn ngực” do di động lồng ngực không đủ đảm bảo chức năng thông khí. Và các bác sĩ phải tiến hành hỗ trợ cấp cứu gấp.

Ngoài ra, cơ thanh quản của bệnh nhân uốn ván cũng có thể co cứng làm ngạt, ngừng thở – ngừng tim. Nếu được cứu kịp lúc thì uốn ván cũng để lại nhiều biến chứng, như là co thắt thanh quản, tiêu cơ vân, gãy xương. Ngoài ra còn có nhiều hậu quả đi kèm như là mất đi tri giác, sặc hay thậm chí là ngừng thở do thuốc an thần.

Do đó, bác sĩ Hà nhận định rằng để phòng ngừa uốn ván tốt nhất chúng ta nên tiêm phòng. Hơn nữa, khi có vết thương trên cơ thể thì cần xử trí ngay, và tiêm phòng tốt nhất trước 6 tiếng. Bởi ta đã biết được khi mắc uốn ván có mấy loại ngoại độc tố được sinh ra và mức độ nguy hiểm của chúng, nên tuyệt đối đừng chủ quan.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)