Nhà thuốc Hưng Thịnh

Dẫn lưu sau mổ sỏi thận là vấn đề mới mẻ đối với nhiều người. Vậy lý do nào mà bệnh nhân cần dẫn lưu sau mổ sỏi thận?

Dẫn lưu sau mổ sỏi thận là vấn đề mới mẻ đối với nhiều người. Vậy lý do nào mà bệnh nhân cần dẫn lưu sau mổ sỏi thận?

Sỏi thận là những tinh thể dạng rắn hình thành trong thận từ các chất cặn có trong nước tiểu. Việc điều trị sỏi thận bao gồm nhiều phương pháp, trong đó có mổ và dẫn lưu sau mổ sỏi thận. Vậy vì sao cần dẫn lưu sau mổ sỏi thận và cách chăm sóc người phải dẫn lưu sau mổ sỏi thận thế nào?

Lý do vì sao cần dẫn lưu sau mỗ sỏi thận 1Lý do vì sao cần dẫn lưu sau mỗ sỏi thận?

Dẫn lưu sau mổ sỏi thận là gì?

Dẫn lưu là đặt một ống dẫn lưu trực tiếp từ thận ra da. Thủ thuật này được gọi là “mở thận ra da” (nephrostomy), thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm và đòi hỏi thận phải ứ nước đủ để cho phẫu thuật viên có thể tiếp cận vị trí cần thiết một cách dễ dàng. Dẫn lưu có thể đem lại những lợi ích khác nhau tùy theo từng tình huống lâm sàng.

Lý do vì sao cần dẫn lưu sau mổ sỏi thận?

Dẫn lưu sau mổ sỏi thận giúp nước tiểu có thể chảy từ thận ra ngoài ngay cả khi ống dẫn tiểu bị tắc nghẽn do bất kỳ nguyên nhân nào. Bằng cách này, thận tiếp tục hoạt động và không bị tổn thương do tắc nghẽn, đồng thời tránh những cơn đau quặn dữ dội khi thận không được dẫn lưu tốt.

Chăm sóc bệnh nhân dẫn lưu sau mổ sỏi thận thế nào?

ly-do-vi-sao-can-dan-luu-sau-mo-soi-thanChăm sóc bệnh nhân dẫn lưu sau mổ sỏi thận thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân cần dẫn lưu sau mổ sỏi thận thế nào là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, khâu chăm sóc sau là một khâu vô cùng quan trọng quyết định vào sự thành bại của ca mổ, cũng là để phòng ngừa sỏi thận tái phát.

 

Bệnh nhân được dẫn lưu sau mổ sỏi thận rất khó khăn trong việc đi tiểu, đi vệ sinh cho nên người nhà cần lưu ý để cho người bệnh có thể sinh hoạt được thoải mái. Ngoài ra cần chú ý thực hiện những cách sau:

  • Chăm sóc, theo dõi dẫn lưu: Ghi chép lại các vấn đề về màu sắc, số lượng, tính chất của nước tiểu, những bất thường về máu, mủ, sỏi qua việc dẫn lưu. Đảm bảo hệ thống ống thông niệu theo đúng kỹ thuật vô trùng, hệ thống thông câu nối an toàn vô trùng. Chăm sóc vùng da ở dẫn lưu phải luôn luôn khô thoáng giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu.
  • Hướng dẫn người bệnh cách có thể tự chăm sóc bản thân, mỗi khi ngồi dậy, đi đứng phải chú ý dẫn lưu. Khi ngồi dậy cần khóa ống nối để tránh tình trạng dịch chảy ngược vào trong.
  • Theo dõi lượng nước của người bệnh uống vào và lượng nước tiểu thải ra hàng ngày.
  • Theo dõi sự nhu động của ruột, các cơn đau bụng, tình trạng căng chướng bụng, nghe nhu động ruột thế nào,…

Chế độ ăn cho người bị dẫn lưu sau mổ sỏi thận

Chế độ ăn giàu chất đạm (Protein)

Trung bình mỗi ngày cần khoảng 120 – 150g thịt hoặc cá nạc, 1 quả trứng gà (hoặc 3 trứng cút), 1 ly sữa 200ml, 1 hũ yaourt hoặc 1 miếng phô mai… để cung cấp đủ lượng đạm cần thiết. (Chú ý phô mai có nhiều muối và phốt pho nên không ăn nhiều).

Nếu người bệnh ăn kém thì nên uống bổ sung 3 – 4 ly sữa dinh dưỡng giàu đạm mỗi ngày để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Đảm bảo đủ năng lượng

Cần cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể để phòng chống suy dinh dưỡng trong quá trình chạy thận. Nhu cầu 35 – 40 kcal/kg/ngày (tính cân nặng trước chạy thận). Người 50kg cần 1.800 – 2.000 kcal/ngày.

Chất tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chiếm 50 – 60% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Chất bột bao gồm cơm, bún, mì, nui, phở, khoai, miến… Ngoài ba bữa ăn chính cần bổ sung các bữa ăn phụ như sữa giàu đạm, khoai củ, bột sắn dây.

Chất béo

Gần 1/3 nguồn năng lượng cần cho cơ thể được cung cấp từ chất béo. 1g chất béo cung cấp 9kcal, trong khi 1g bột đường hoặc 1g đạm chỉ cung cấp 4kcal, 1 muỗng cà phê chứa 5g dầu cung cấp 45kcal.

Mỗi ngày dùng thêm 5 muỗng cà phê dầu sẽ cung cấp 225kcal (bằng năng lượng của 1 chén cơm đầy hoặc 2 chén cháo đặc).

Cần bổ sung dầu ăn khi chế biến các món ăn (cho thêm vào cháo, súp, canh, trộn, chiên, xào…) để tăng cường năng lượng.

Nên ưu tiên các loại dầu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải để trộn thêm vào món ăn. Hạn chế chất béo thịt mỡ, đồ lòng, bơ, dầu dừa, nước cốt dừa để giảm nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa mỡ máu.

Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn

Không ăn các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dăm bông, xúc xích, chả lụa, thịt hộp, dưa muối… Các món ăn cần nêm ít muối, bột nêm, bột canh (nấu nhạt hơn bình thường). Ngoài ra, chú ý không dùng các loại nước chấm mặn.

Chăm sóc bệnh nhân dẫn lưu sau mổ sỏi thận thế nào? 3Người dẫn lưu sau mổ sỏi thận cần hạn chế dung nạp muối

Lượng muối trong thực phẩm mà bạn nên biết: 100g dăm bông, giò lụa có 800mg muối, 1 miếng phô mai con bò cười có 225mg muối, 1 muỗng café nước mắm có 1g muối, 1 muỗng café  nước tương có 0,7mg muối, 1 gói mì ăn liền chứa 2g muối. Lưu ý tổng lượng muối sử dụng trong ngày không quá 4g.

Rau, trái cây

Rau, trái cây cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng chứa nhiều kali và khi kali trong máu tăng cao sẽ gây nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, và có thể gây ngưng tim.

Vitamin và muối khoáng

Bạn nên bổ sung các loại vitamin B1, B6, vitamin C, acid folic, chất sắt, canxi. Theo sự chỉ định của bác sĩ đế tránh trường hợp bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Dẫn lưu sau mổ sỏi thận cần có chế độ chăm sóc vệ sinh hằng ngày thật sạch sẽ. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý mới có thể giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh.

Bảo Hân

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)