Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trẻ nhỏ là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì thế nên phụ huynh cần hết sức lưu ý khi chăm sóc cho trẻ. Vậy với trường hợp em bé sơ sinh bị cảm cúm thì phụ huynh cần phải chú ý điều gì?

Lưu ý khi điều trị em bé sơ sinh bị cảm cúm 1Khi điều trị em bé sơ sinh bị cảm cúm cần lưu ý gì?

Cảm cúm và dấu hiệu cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Cảm cúm là bệnh lý nhiễm virus của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé. Các dấu hiệu cảm cúm thường thấy ở trẻ là nghẹt và chảy nước mũi. Đặc biệt em bé sơ sinh bị cảm cúm phần lớn là do những người xung quanh bé không lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ.

Theo thống kê cho thấy, trẻ sơ sinh hầu hết đều mắc cảm cúm trong vòng 2 năm đầu đời, trong khoảng 8 – 10 lần.

Các dấu hiệu dự báo đầu tiên của cảm cúm thông thường ở trẻ là: tắc mũi hoặc chảy nước mũi. Lúc đầu nước mũi có thể trong và loãng, nhưng sau đó thường trở đặc hơn và biến vàng hoặc xanh lá. Ngoài ra trẻ còn có thể có các dấu hiệu khác kèm thêm như: sốt cảm cúm nhẹ (khoảng 38 độ C), hắt hơi, ho,…

Lưu ý khi điều trị em bé sơ sinh bị cảm cúm 2Dấu hiệu thường thấy ở em bé sơ sinh bị cảm cúm là nghẹt và chảy mũi.

Hãy lưu ý đến các triệu chứng, và với các em bé sơ sinh bị cảm cúm dưới 3 tháng tuổi thì nên đến thăm khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên. Vì bệnh cảm cúm có nguy cơ biến chứng thành viêm phổi, viêm thanh khí quản và các bệnh lý không mong muốn khác nếu không được điều trị sớm.

Ngoài ra, với trường hợp trẻ đã hơn 3 tháng tuổi thì bạn có thể không cần đến khám bác sĩ ngay. Mà hãy thử áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như: mắt đỏ và có nhiều gỉ mắt, ho hơn 1 tuần, nước mũi đặc và có màu xanh lá trong hơn 2 tuần… thì hãy đưa trẻ đi khám. Trong quá trình điều trị cho trẻ tại nhà, phụ huynh tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc trị cảm cúm mà không có sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ. 

Các biến chứng nguy hiểm khi em bé sơ sinh bị cảm cúm

Viêm tai giữa ở trẻ (khoảng 5 – 15% trường hợp cảm cúm ở trẻ phát triển thành viêm tai giữa) xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian sau màng nhĩ.

Trẻ thở khò khè do cảm cúm, ngay cả khi trẻ không mắc bệnh suyễn.

Lưu ý khi điều trị em bé sơ sinh bị cảm cúm 3Khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm sẽ rất dễ thở khò khè dù không bị suyễn.

Biến chứng thành các bệnh thứ cấp như viêm họng do Streptococcus, viêm phổi, phế quản và thanh quản, khi đó trẻ cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị cho em bé sơ sinh bị cảm cúm

Cho tới hiện nay, vẫn chưa có biện pháp điều trị cảm cúm triệt để, và ngay cả thuốc kháng sinh cũng không thể chống lại virus cảm cúm. Biện pháp tốt nhất để điều trị cho em bé sơ sinh bị cảm cúm là cố gắng chăm sóc cho trẻ tại nhà, giúp trẻ thoải mái hơn, hay như giúp trẻ hút chất nhờn từ mũi ra và giữ ẩm cho không khí trong phòng.

Ngoài ra nếu trường hợp trẻ sơ sinh sốt 38 độ C hoặc cao hơn và có vẻ khó chịu, thì có thể sử dụng acetaminophen với liều lượng thích hợp, với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì có thể sử dụng ibuprofen. Tuy nhiên, lưu ý rằng tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc này khi trẻ bị mất nước hoặc nôn mửa liên tục. Ngoài ra thì Aspirin cũng không được sử dụng với trẻ dưới 18 tuổi vì nguy cơ gây hội chứng Reye dẫn đến biến chứng tử vong.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)