Nhà thuốc Hưng Thịnh

Mọi người vẫn thường cho rằng suy dinh dưỡng là tình trạng bé bị gầy, thiếu cân… Nhưng thực tế liệu bạn có biết rằng béo phì cũng là một dạng suy dinh dưỡng, gọi là suy dinh dưỡng dạng béo phì không?

Làm sao để giúp con yêu tránh nguy cơ bị suy dinh dưỡng dạng béo phì 1Làm sao để giúp con yêu không bị suy dinh dưỡng dạng béo phì đây?

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể, dẫn đến ảnh hưởng quá trình sống, sinh hoạt và sự tăng trưởng bình thường.

Suy dinh dưỡng hiện nay được chia làm 3 nhóm là: suy dinh dưỡng thể teo đét, suy dinh dưỡng thể hỗn hợp và suy dinh dưỡng thể phù (suy dinh dưỡng dạng béo phì).

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng dạng béo phì

Mặc dù nhìn từ bên ngoài, trẻ có thân hình đầy đặn, thậm chí thừa cân nhưng có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng dạng béo phì do chế độ dinh dưỡng không cân bằng giữa các nhóm chất, dẫn đến thừa lượng mỡ nhưng lại thiếu hụt nghiêm trọng các chất khác. Nguyên nhân suy dinh dưỡng dạng béo phì thường xuất phát từ:

Cách chăm sóc: Suy dinh dưỡng dạng béo phì thường xuất hiện ở những trẻ không được cho bú sữa mẹ mà chỉ sử dụng sữa công thức, bột dinh dưỡng… Ngoài ra, những trẻ mà cha mẹ lơ là không thường theo dõi cân nặng, cho con ăn chế độ không đủ những nhóm thực phẩm cần thiết hoặc dùng các loại sữa không phù hợp cũng rất dễ dẫn đến bệnh.

Do bệnh lý: Xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh di truyền hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh, cộng thêm chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý.

Làm sao để giúp con yêu tránh nguy cơ bị suy dinh dưỡng dạng béo phì 2Suy dinh dưỡng dạng béo phì thường xuất hiện ở những trẻ có khẩu phần ăn không cân đối dinh dưỡng.

Biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng dạng béo phì

Trẻ mắc chứng suy dinh dưỡng dạng béo phì sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Xuất hiện phù trắng và mềm toàn cơ thể: Nguyên nhân là do lượng đạm, albumin trong máu giảm, làm giảm áp lực keo dẫn đến tăng thoát nước ra khoảng gian bào.
  • Trẻ bị thiếu máu: Nước da bé bị xanh xao; cả da, lông, tóc, móng… đều có biểu hiện suy thoái.
  • Trẻ còi xương và có những biểu hiện thiếu vitamin D, hạ calci huyết.
  • Chậm phát triển về tâm thần và vận động.
  • Thiếu vitamin A dẫn đến còi cọc, quáng gà và khô giác mạc.
  • Ngoài ra, trẻ còn có những biểu hiện ở các cơ quan khác như: suy tim, cơ quan tiêu hóa giảm hấp thu, gan thoái hóa mỡ…

Phòng bệnh suy dinh dưỡng dạng béo phì

Cha mẹ cũng có thể chủ động phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng dạng béo phì cho con, từ lúc con còn đang thành hình đến khi con chào đời và lớn khôn.

Khám thai kỳ đầy đủ: Từ lúc con còn là bào thai nằm trong bụng mẹ, thai phụ khi đó nên đến khám thai định kỳ đầy đủ để biết tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về dinh dưỡng để giúp mẹ bầu bổ sung đủ chất và phòng bệnh cho con. Khi đi khám, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Nên cho con bú sữa mẹ: Kể từ lúc con chào đời, mẹ nên cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Khoảng thời gian lý tưởng nên cho con bú sữa mẹ là 6 tháng đầu đời, kéo dài cho đến lúc con được 2 tuổi. Với trường hợp những bà mẹ không có sữa hoặc quá ít sữa nuôi con thì có thể cho bé ăn thêm sữa công thức. Nhưng các mẹ tuyệt đối không nên dùng nước cháo không để nuôi trẻ.

Chuẩn bị chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho con: Sau 6 tháng tuổi mẹ đã có thể cho bé ăn dặm thêm, lúc đó bạn nên lưu ý chuẩn bị cho con một chế độ ăn cơ bản và đủ chất gồm cả 4 nhóm thực phẩm là tinh bột, chất béo, chất đạm và rau quả tươi.

Làm sao để giúp con yêu tránh nguy cơ bị suy dinh dưỡng dạng béo phì 3Hãy giúp con cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày để không mắc phải béo phì mẹ nhé!

Theo dõi cân nặng cho con định kỳ: Mỗi tháng cha mẹ nên cân cho con 1 lần, với trẻ khoảng từ 2 – 5  tuổi thì có thể cân 2 – 3 tháng một lần để có thể nắm được những dấu hiệu bất thường từ cơ thể con.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)