Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu kém rất dễ bệnh, vậy bố mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ để con nhanh khỏi bệnh

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ đế giúp con nhanh khỏi bệnh?1Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu kém rất dễ mắc bệnh đau mắt đỏ.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ hẳn là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng nhất trước mùa dịch đau mắt đỏ. Chỉ cần nắm một số cách dưới đây, các bậc cha mẹ có thể giúp con tự khỏi bệnh ngay tại nhà.

Mùa hè là thời điểm thường xuất hiện bệnh đau mắt đỏ. Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ có các biểu hiện như đỏ mắt, mí mắt dính vào nhau khiến trẻ khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do virus Adenovirus hoặc vi khuẩn liên cầu, tụ cầu hoặc phế cầu gây ra. Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ để con nhanh khỏi?

Cách chăm sóc khi trẻ bị đau mắt đỏ

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ để giúp con nhanh khỏi bệnh?2Lau sạch ghèn ở mắt cho bé bằng bông gòn có thấm nước muối sinh lý.

Khi nhận thấy các dấu hiệu con bị đau mắt đỏ trong trường hợp nhẹ, bố mẹ nên thực hiện những cách chăm sóc dưới đây.

  • Nhỏ mắt cho trẻ hàng ngày: Dùng nước muối sinh lý để nhỏ, ít nhất 3 lần/ ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều để tránh gỉ mắt mọc dày, cộm gây ngứa cho con;

  • Lau sạch ghèn ở mắt cho bé: Mẹ đặt bé trong tư thế nằm nghiêng và dùng bông gòn hoặc giấy ẩm thấm một ít nước muối sinh lý (hoặc nước sạch) để lau. Để tránh đau cho con, mẹ nên lau khi ghèn còn ướt;

  • Rửa tay sạch trước khi chăm sóc con: Trước khi chăm sóc đôi mắt cho bé, mẹ nhớ phải rửa sạch tay để phòng nhiễm trùng mắt bé;

  • Không để con dùng chung đồ với những thành viên khác: Tất cả khăn, chậu rửa mặt, ca nước, chén, đũa mẹ nên cho con dùng riêng và rửa thật sạch bằng xà phòng trước và sau khi sử dụng;

  • Không đưa bé đến nơi công cộng: Khi không cần thiết, mẹ nên tránh đưa bé đến những nơi đông người để tránh lây bệnh;

  • Không tin vào những mẹo chăm sóc phản khoa học: Tuyệt đối không xông mắt bằng lá trầu vì có thể khiến mắt con bị đau mắt nặng hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc bé, nếu nhận thấy các dấu hiệu như mắt càng ngày sưng nhiều hơn, gỉ mắt có màu xanh hoặc vàng, xuất hiện màng trong mắt, bé sốt cao và quấy khóc liên tục hoặc sau 4 – 5 ngày mà con không có biểu hiện giảm bệnh, bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ.

Phòng tránh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ để giúp con nhanh khỏi bệnh?3Mẹ phải rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc mắt của con.

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu kém nên rất dễ bị bệnh đau mắt đỏ, do vậy, việc chăm sóc con cần phải cẩn thận và chu đáo hơn. Để giúp bé tránh nguy cơ bị đau mắt đỏ, mẹ nên:

  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc mắt bé;

  • Nên cho con dùng riêng những đồ dùng, vật dụng cá nhân và phải rửa sạch bằng xà phòng mỗi ngày;

  • Thường xuyên giặt chăn, mền của bé và phơi ở nhiệt độ cao;

  • Hạn chế để con đến nơi đông người và không để trẻ đến nơi có vùng dịch;

  • Trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú mẹ thì người mẹ phải ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để giúp con tăng sức đề kháng phòng bệnh.

Một số thông tin trên đây hy vọng đã giúp các ông bố bà mẹ biết mình cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ. Trong việc chữa trị cũng như phòng bệnh khi con bị đau mắt đỏ thì việc chăm sóc từ phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng. Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị, tình trạng đau mắt đỏ của bé có thể dễ dàng hồi phục sau hơn 1 tuần mắc bệnh.

Thủy Nguyễn

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)