Nhà thuốc Hưng Thịnh

Gia đình nên có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sởi nếu có ý định điều trị tại nhà. Đồng thời, quá trình chăm sóc người bệnh cũng cần phải thật cẩn trọng để giúp cho bệnh nhân phục hồi nhanh chóng hơn.

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sởi trong trường hợp sốt cao

Nếu bệnh nhân sởi đột nhiên sốt cao, gia đình nên cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt paracetamon, liều lượng không quá 60 mg/kg/ngày, nên uống 4 lần trong vòng 24 giờ. Đồng thời, nên để người bệnh nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa và uống đủ nước.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sởi như thế nào mới khoa học 1Nếu bệnh nhân sởi đột nhiên sốt cao, gia đình nên cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt paracetamon.

2. Vệ sinh răng miệng, vệ sinh da, vệ sinh mắt cho bệnh nhân sởi

Người bệnh thường sẽ bị viêm ở mắt và răng miệng, vì vậy gia đình cần phải vệ sinh da, răng, miệng, mắt của bệnh nhân hằng ngày để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Đồng thời, trong lúc tắm, lau người, vệ sinh răng miệng cho người bệnh, gia đình nên sử dụng bằng nước ấm, xà phòng và khăn mềm. Nên tắm cho người bệnh ở nơi kín gió và vệ sinh răng miệng cho người bệnh sau mỗi bữa ăn.

Ngoài ra, gia đình cũng không nên kiêng nước khi chăm sóc cho người bệnh. Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng đến việc vệ sinh, dẫn đến viêm tắc mũi họng, viêm da, thậm chí là viêm loét hoại tử răng miệng hoặc loét giác mạc.

3. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh

Tình trạng nhiễm trùng và viêm loét miệng thường sẽ khiến cho người bệnh bỏ ăn, đồng thời việc nôn và tiêu chảy cũng làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của người bệnh. Chính vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh cần phải được bổ sung ở mức cao để hồi phục nhanh chóng.

Trong trường hợp người bệnh là trẻ em còn trong giai đoạn bú sữa mẹ, thì người mẹ cần tiếp tục cho con bú nhiều lần hơn, kết hợp với việc ăn bổ sung các nhóm thực phẩm hợp lý.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sởi như thế nào mới khoa học 2Nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh cần phải được bổ sung ở mức cao để hồi phục nhanh chóng.

4. Bổ sung vitamin A cho người bệnh 

Có thể bạn chưa biết, việc thiếu vitamin A có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa. Đồng thời, việc bổ sung vitamin A cho bệnh nhân mắc bệnh sởi có tác dụng làm giảm đến 50% trường hợp tử vong. Theo phác đồ điều trị bệnh Sởi của Bộ Y tế, người bệnh nên uống ngay vitamin A theo liều lượng như sau:

  • Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi: uống 50.000 đơn vị/ ngày, trong 2 ngày liên tiếp.
  • Đối với trẻ em từ 6 – 12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ ngày, trong 2 ngày liên tiếp.
  • Đối với trẻ em trên 12 tháng và người lớn (trừ phụ nữ đang mang thai): uống 200.000 đơn vị/ ngày, trong 2 ngày liên tiếp.

5. Cách ly người bệnh

Để ngăn chặn nguy cơ lây lan, gia đình nên hạn chế người đến thăm hỏi. Đồng thời, mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chăm sóc bệnh nhân cần phải đeo khẩu trang thường xuyên để tránh lây lan bệnh.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sởi như thế nào mới khoa học 3Để ngăn chặn nguy cơ lây lan, gia đình nên hạn chế người đến thăm hỏi.

6.  Phát hiện sớm các biến chứng

Gia đình nên theo dõi sát nhiệt độ của bệnh nhân, nếu ban đã bay nhưng còn sốt hoặc sốt đã hạ nhưng tái phát lại hoặc những cơn ho đột ngột tăng lên, kèm theo tiếng ho ông ổng, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, thở bất thường, nhịp thở nhanh, thì gia đình cần phải đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để thăm khám, sớm phát hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi để có biện pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sởi đầy đủ và chính xác nhất mà các bạn nên tham khảo để áp dụng vào việc chăm sóc người bệnh. Hãy thật cẩn trọng trong từng khâu và đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục nhé.

Linh Lê

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)