Nhà thuốc Hưng Thịnh

Ký sinh trùng trên da là nhóm bệnh lý da liễu thường gặp và gây nhiễm trùng da ở người. Nguy hiểm hơn là những loại ký sinh trùng này còn có thể khiến da bị phá hủy vĩnh viễn nếu không xử lý kịp thời.

Bất cứ ai cũng không nên lơ là trước những loại ký sinh trùng trên da bởi đây là nguyên nhân dẫn đến viêm da, viêm lỗ chân lông hoặc nặng hơn nữa là những biến chứng vô cùng nguy hiểm khác. Hãy cùng tìm hiểu về ký sinh trùng trên da qua bài viết sau đây, bạn nhé. 

Tìm hiểu chung về ký sinh trùng trên da 

Ký sinh trùng là một loại sinh vật khi muốn tồn tại cần ký sinh trên một vật chủ nào đấy, dùng chất dinh dưỡng lấy được từ vật chủ để nuôi sống bản thân cũng như sinh sôi dày đặc hơn. Trong tự nhiên, ký sinh trùng được phân chia thành 3 loại chính là: 

  • Động vật nguyên sinh: Đây là nhóm ký sinh trùng là động vật đơn bào, sinh trưởng và lớn lên nhờ vào phân chia, nhân đôi hoặc tái sinh, sống ký sinh trên vật chủ là động vật, thực vật hoặc chính cơ thể người, cụ thể hơn là ký sinh trùng trên da. 
  • Giun sán: Đây cũng là nhóm ký sinh trùng thường được tìm thấy trong nội tạng người hoặc động vật, thức ăn và nguồn dinh dưỡng chính là máu chứa chất dinh dưỡng của vật chủ. Những loại giun sán thường gặp như sán lá gan, sán gạo, giun đũa, giun kim,… 
  • Ectoparasites: Là nhóm ký sinh trùng tồn tại bên ngoài cơ thể của vật chủ, như các loại ký sinh trùng trên da người hoặc da động vật như bọ chét, ve, chấy,… 

Những loại ký sinh trùng này tuy nhỏ bé nhưng có thể là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm nếu chúng di chuyển đến những cơ quan quan trọng và nhạy cảm như não, tim,… nên cần có biện pháp phòng tránh ký sinh trùng tốt, ngăn ngừa ký sinh trùng cả bên trong và bên ngoài cơ thể. 

Ký sinh trùng trên da có mấy loại 1

Ký sinh trùng trên da có nhiều loại và mỗi loại có triệu chứng khác nhau

Nhận biết cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng 

Ký sinh trùng có thể gây ra nhiều bệnh lý về nhiều bộ phận cơ thể khác nhau nên bạn cần nhận biết đúng, chính xác dấu hiệu để kịp thời có phương án xử lý thích hợp nhất. 

Nhiễm ký sinh trùng trên da 

Một trong những vùng cơ thể dễ bị nhiễm ký sinh trùng nhất là da bởi đây là bộ phận bên ngoài có chức năng bảo vệ và điều hòa cơ thể, thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên cũng dễ dàng bị ký sinh trùng xâm nhập và gây bệnh. 

Dấu hiệu để bạn nhận biết có ký sinh trùng trên da là tình trạng da phát ban, mẩn đỏ, bệnh chàm, hoặc những phản ứng như dị ứng da. Nếu nhiễm ký sinh trùng trên da lâu ngày mà không được điều trị thì khả năng cao bạn sẽ bị viêm da, lở loét hoặc thậm chí là những tổn thương vĩnh viễn trên da như sẹo, thâm,… 

Ký sinh trùng gây tiêu hóa kém 

Khi cơ thể hoặc da nhiễm ký sinh trùng có thể gây nên những phản ứng nhất định. Nếu cảm thấy hệ tiêu hóa của mình hoạt động kém, thường xuyên có những vấn đề như khó tiêu, đầy hơi, chán ăn,… thì rất có thể bạn đã nhiễm ký sinh trùng. 

Đặc biệt, khi ký sinh trùng đến đường ruột có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy mãn tính do những chất độc hại mà chúng tiết ra trong cơ thể người. Các triệu chứng khác như táo bón mãn tính, buồn nôn,… cũng có thể là do nhiễm ký sinh trùng. 

Ký sinh trùng trên da có mấy loại 2

Nhiễm ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy mãn tính

Cơ thể mệt mỏi 

Ngoài những dấu hiệu trên thì mệt mỏi, chán nản và kém tập trung cũng có thể là triệu chứng khi bị nhiễm ký sinh trùng. Khi những ký sinh trùng này xâm nhập và cơ thể, chúng sẽ lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ là chính con người để sinh sản nhiều hơn, từ đó khiến nguồn dinh dưỡng bị suy giảm, không đủ cung cấp cho cơ thể nên dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải, không có tinh thần. 

Những loại ký sinh trùng trên da phổ biến 

Ký sinh trùng trên da là hiện tượng không hiếm gặp và thường do nhiều loại ký sinh trùng gây nên. Mỗi loại ký sinh trùng trên da lại có đặc điểm khác nhau, điển hình như: 

Ký sinh trùng trên da mặt người 

Đối với ký sinh trùng trên da mặt thì phổ biến nhất không thể không kể đến loài Demodex, một loại ký sinh trùng thuộc họ ve và thân người có 8 chân di chuyển. 

Loại ký sinh trùng trên da này thường ký sinh trên vùng trán, má, hoặc 2 bên cánh mũi. Nhiều trường hợp cũng ghi nhận Demodex ký sinh trên cả những vùng da tương đối dày như vành tai, chân mi hay da đầu. 

Loài ký sinh trùng trên da Demodex này sẽ tiêu thụ những tế bào da chết có trên bề mặt làn da cũng như chất nhờn tiết ra để làm thức ăn chính, ngoài ra còn đẻ trứng trên da, cụ thể là nang lông và tuyến bã nhờn. Trứng ký sinh trùng sẽ phát triển sau khoảng 7 ngày và nở thành con ký sinh trùng mới. Quá trình sinh sản này sẽ diễn ra liên tục khiến số lượng ký sinh trùng trên da mặt tăng lên nhanh chóng. 

Dấu hiệu khi nhiễm ký sinh trùng Demodex: 

  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da như có con vật đang bò trên da, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Da xuất hiện dấu hiệu nổi mụn đỏ hoặc mụn viêm, nếu tiến triển nặng hơn có thể có dịch mủ vàng, da bong tróc lớp sừng hóa.
  • Bờ mi có dấu hiệu viêm nhiễm, lông mi rụng nhiều bất thường, chân tóc ngứa ngáy, tóc gãy rụng,… 

Ký sinh trùng trên da có mấy loại 3

Demodex là ký sinh trùng trên da mặt phổ biến nhất

Ký sinh trùng làm tổ trên bề mặt da 

Ngoài loại ký sinh trùng Demodex phổ biến trên da mặt thì còn những loại ký sinh trùng làm tổ trên da khác như: 

  • Ký sinh trùng ghẻ: Có thể bị lây nhiễm ký sinh trùng trên da khi tiếp xúc gần, làm lây lan trứng cũng như là trùng ghẻ trên da. 
  • Giun kim: Giun kim không chỉ tồn tại trong cơ thể người mà đây còn là một trong những ký sinh trùng trên da thường gặp và dễ lây nhiễm nếu không có biện pháp bảo vệ bản thân đúng cách. Nơi thường xuất hiện giun kim nhất là vùng da xung quanh hậu môn, nơi mà giun kim, trứng, ấu trùng giun kim được thải ra từ cơ thể. 
  • Sán máng: Sán máng là loại ký sinh trùng trên da nguy hiểm vì thường xuyên ủ mình trong nguồn nước nên rất khó kiểm soát. Ngoài ra, loại sán này khi bị nhiễm có thể gây bỏng hoặc phá hủy cấu trúc da. 

Tóm lại, ký sinh trùng trên da là vấn đề da liễu cần được quan tâm, chú trọng. Bạn nên chọn nguồn nước sinh hoạt sạch, tốt nhất nên sử dụng hệ thống lọc nước cũng như vệ sinh cơ thể sạch sẽ để phòng ngừa những loại ký sinh trùng nguy hiểm này nhé. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)