Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hiện nay, tình trạng khàn tiếng lâu ngày không hề hiếm gặp. Tuy rằng, hiện tượng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây ra rất nhiều rắc rối cho người mắc. Vậy khàn tiếng là gì? Nguyên nhân gì dẫn đến khàn tiếng lâu ngày? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Hưng Thịnh sẽ giải đáp cụ thể, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Thông thường, bệnh khàn tiếng chỉ kéo dài từ 1 – 2 tuần nhưng cũng có trường hợp khàn tiếng kéo dài mãi không khỏi. Vậy khàn tiếng lâu ngày có nguy hiểm không? Những nguyên nhân nào dẫn đến khàn tiếng lâu ngày? Hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Khàn tiếng là gì? 

Khàn tiếng là tình trạng thay đổi bất thường trong giọng nói và kèm theo các hiện tượng như khô, đau họng, rát họng… Khi bị khàn tiếng âm thanh phát ra không được trong trẻo và bạn thường phải cố gắng nhiều hơn để có thể nói chuyện.

Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi cũng như giới tính nào. Theo con số thống kê, ⅓ tổng số người sẽ bị khàn giọng ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, nguy cơ bị khàn tiếng vẫn cao hơn ở những người có công việc thường xuyên phải nói lớn như ca sĩ, giáo viên, huấn luyện viên…

Khàn tiếng lâu ngày có nguy hiểm không? 1 Khàn tiếng làm người bệnh cảm thấy khó chịu

Khàn tiếng lâu ngày có nguy hiểm không?

Khàn tiếng không phải bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người. Hầu hết tình trạng khàn tiếng sẽ giảm dần rồi khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu trình trạng khàn tiếng lâu ngày vẫn gây ra nhiều sự bất tiện trong cuộc sống, thậm chí đó còn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của khàn tiếng lâu ngày:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Dây thanh âm suy yếu tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công dẫn tới nhiều bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản… Thậm chí, tình trạng này kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản. 

  • Ảnh hưởng đến giao tiếp: Khàn tiếng thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như đau rát họng, đau họng… nên làm cho người bệnh ít muốn nói chuyện. Khi không giao tiếp, tuyến nước bọt hạn chế hoạt động kèm kết hợp với tình trạng viêm làm hôi miệng. Chính vì vậy, người bệnh lại càng ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

  • Ảnh hưởng đến công việc: Nói chuyện, trao đổi công việc là điều cần thiết khi đi làm. Vì vậy, khàn tiếng lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực, suy giảm chất lượng công việc, đặc biệt là đối với những người làm việc bằng giọng nói như MC, ca sĩ, diễn viên…

Khàn tiếng lâu ngày có nguy hiểm không? 2 Khàn tiếng lâu ngày làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc

Những nguyên nhân gây khàn tiếng lâu ngày?

Viêm thanh quản

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh lý viêm thanh quản cấp tính làm hai dây thanh quản bị sưng và phù nề. Do đó, khi phát âm hai dây thanh không thể khép sát vào nhau, mép của chúng không thể rung lên linh hoạt như bình thường. Hai dây thanh là yếu tố quan trọng tạo nên tính chất của giọng nói, giọng nói sẽ trong trẻo nếu chúng rung cùng nhau. Hai dây thanh không hồi phục đồng đều nên tình trạng khàn tiếng có thể kéo dài dẫn đến viêm thanh quản mạn tính.

Bệnh hạt xơ dây thanh

Căn bệnh hạt xơ dây thanh thường gặp ở những người có công việc sử dụng đến giọng nói nhiều như ca sĩ, giáo viên, báo cáo viên, phát thanh viên… Biểu hiện của bệnh là tình trạng khàn tiếng kéo dài nhưng sức khỏe vẫn bình thường.

Cơ chế này được giải thích là do người bệnh cố gắng nói, hát trong khi bệnh viêm thanh quản cấp chưa khỏi hẳn dẫn đến đứt các sợi cơ trong dây thanh. Cơ thể sẽ tiết ra dịch để hàn gắn nhưng vô tình tích tụ tạo nên một hạt nhỏ ở mép dây thanh (hạt xơ dây thanh). Hạt xơ ảnh hưởng đến chất lượng rung của dây thanh gây nên biểu hiện khàn tiếng, rè tiếng. Bên cạnh đó, hạt xơ còn làm hai dây thanh không thể khép sát vào nhau, tạo khe hở thanh môn làm hơi bị thoát ra. Người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt khi nói chuyện.

Khàn tiếng lâu ngày có nguy hiểm không? 3 Hạt xơ dây thanh hình thành do dịch tích tụ lại

Ung thư thanh quản

Những trường hợp ung thư thanh quản thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người nghiện thuốc lá. Loại ung thư này có cách phát triển chậm, tiềm ẩn nên rất khó để phát hiện sớm. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là tình trạng khan tiếng kéo dài. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Người khàn giọng thường có âm thanh phát ra đục khàn hơn bình thường, thậm chí còn có lúc bị tắt tiếng kèm theo đau rát họng, sốt, nhức đầu. Vì vậy, nếu thấy khàn tiếng lâu ngày mà không có nguyên nhân cụ thể, hãy đi khám để đảm bảo việc chữa trị được tiến hành kịp thời.

Nhiễm trùng hệ hô hấp

Khàn tiếng là một triệu chứng khi mắc các bệnh viêm thanh quản, viêm họng do vi khuẩn, virus. Bệnh có dấu hiệu bằng một cơn sổ mũi, ho, sốt… sau khi gặp thời tiết lạnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn với các triệu chứng như sưng niêm mạc họng, thanh quản, phù nề. Thậm chí, vi khuẩn, virus có thể lan rộng hơn gây nhiễm trùng toàn bộ hệ hô hấp. Tới thời điểm này, bệnh đã rất nặng và có thể dẫn tới tử vong.

Phương pháp phòng ngừa khàn tiếng kéo dài

Muốn phòng ngừa khàn tiếng kéo dài, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau:

  • Hạn chế việc nói nhiều liên tục, nói to, la hét…

  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý nhiều lần.

  • Pha 2 muỗng cà phê mật ong với 250ml sữa tươi, hâm nóng rồi uống từng ngụm nhỏ thật chậm. Nên uống nhiều lần trong ngày.

  • Nếu cổ họng xuất hiện nhiều đờm, hãy ngâm ít lát củ hành trong nước ấm (ngâm trong vài tiếng) sau đó lấy súc miệng.

  • Không sử dụng thuốc lá, đặc biệt là trong thời gian bị bệnh vì thuốc lá sẽ phá hủy tất cả những cố gắng trên.

  • Tránh để gió lùa qua cửa xe, cửa sổ, đặc biệt là vào ban đêm vì có nhiều gió lạnh.

  • Không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp. Mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc trong phòng lạnh, đặc biệt là cần giữ ấm phần cổ để tránh bị khàn tiếng.

  • Khi vừa làm việc ngoài trời, đổ nhiều mồ hôi, tuyệt đối không được vào ngay phòng máy lạnh.

  • Không để đầu trần quá lâu dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời.

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Khàn tiếng lâu ngày có nguy hiểm không? 5 Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh

Tuy rằng, khàn tiếng không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng khàn tiếng lâu ngày có thể là một nguyên nhân bệnh lý nào đó. Vì vậy, đừng chủ quan nếu bạn bị khàn tiếng lâu ngày. Hãy áp dụng lời khuyên của Nhà thuốc Hưng Thịnh và tới khám để được điều trị kịp thời nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)