Nhà thuốc Hưng Thịnh

Khám sức khỏe là một trong những việc làm quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bạn luôn được duy trì ổn định và phát hiện những dấu hiệu bệnh tật tiềm tàng. Vậy khi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì? Hãy cùng nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu vấn đề qua bài viết bên dưới đây.

Thông thường, khi bạn đi làm hoặc lái xe đều sẽ được yêu cầu nộp giấy khám sức khỏe tổng quát nhằm mục đích kiểm tra sức khỏe của bạn có đáp ứng cho yêu cầu công việc hoặc giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân để kịp thời điều trị nếu có những dấu hiệu bất thường. Vậy khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới để hiểu hơn về vấn đề này.

Lợi ích của việc khám sức khỏe tổng quát

Ngày nay diễn biến các bệnh lý càng phức tạp nên việc khám sức khỏe là vô cùng cần thiết. Ngoài những bệnh lý cấp tính và nhiễm trùng thường gặp thì xuất hiện những bệnh ít triệu chứng và diễn biến thầm lặng ngày càng cao như: Tim mạch, ung thư, tiểu đường…

Có như thế thì khi phát hiện bệnh chúng ta sẽ có những biện pháp phòng chống hoặc điều trị sớm hớn với chi phí thấp nhất. Mặc khác, khi khám sức khỏe tổng quát giúp chúng ta biết được tình trạng cơ thể mà dễ dàng chủ động chăm sóc và điều chỉnh chế độ ăn uống nghỉ ngơi sinh hoạt và làm việc tốt hơn.

Khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì? 1 Khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra tình hình sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì?

Theo khuyến cáo của chuyên gia nên khám tổng quát định kỳ 6 tháng – năm/lần để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường.

Theo thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn khám sức khỏe, thì danh mục khám sức khỏe tổng quát sẽ bao gồm các mục cần kiểm tra như:

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong việc kiểm tra sức khỏe của bạn thông qua việc đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, tính chỉ số BMI, kiểm tra mạch và huyết áp của bạn.

Bên cạnh đó người khám cũng sẽ được bác sĩ kiểm tra và đánh giá sơ bộ các cơ quan để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến các bệnh về hô hấp, tim mạch, hệ tiêu hóa, thận – tiết niệu…

Khám mắt

Sau khi khám tổng quát và đánh giá sơ bộ về trạng thái sức khỏe ban đầu thì người khám sẽ được hướng dẫn chi tiết với các bác sĩ chuyên khoa.

Khám mắt sẽ là khâu quan trọng để để đánh giá thị lực của bạn thông qua các bài kiểm tra về thị lực, khả năng nhìn, tầm nhìn, đo thị lực dưới lớp kính hiển vi nhằm mục đích đánh giá thị lực chi tiết.

Việc khám mắt sẽ giúp bạn phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh về thị lực, các tật khúc xạ mắt để có phương án điều trị kịp thời. giảm thiểu tổn thương thị giác hoặc các rủi ro tiềm ẩn gây ảnh hưởng xấu đến thị lực.

Khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì? 2 Khám mắt định kỳ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề về thị lực

Khám tai – mũi – họng

Tai mũi họng là các bộ phận có liên quan mật thiết với nhau và thường gây nên các bệnh liên quan nên được xếp chung nhóm để kiểm tra. Thông thường các bệnh lý về tai mũi họng không quá nguy hiểm nhưng hay tái phát và kéo dài nếu điều trị không đúng cách. Vậy nên cần đi khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra và phát hiện kịp thời các vấn đề liên quan đến tai mũi họng để được điều trị nhanh chóng.

Khám răng

Sức khỏe răng miệng cũng là một trong những mục được tiến hành thăm khám và kiểm tra. Mục đích của việc kiểm tra sức khỏe răng miệng là nhằm mục đích phát hiện những bệnh lý thường gặp như: Hôi miệng, sâu răng, hay bị nha chu, vôi răng… Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và gợi ý hướng điều trị và chăm sóc, vệ sinh các vấn để trên đúng cách.

Khám da liễu

Khám da liễu là việc bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng da và các phần phụ của da như tóc, móng và tuyến mồ hôi. Phải biết rằng con người có nguy cơ mắc hơn 3000 loại bệnh về da mà nguyên nhân chủ yếu do các chất kích thích, bị dị ứng, do di truyền hay do một tác nhân khác từ bên ngoài tác động đến.

Vì thế khi khám sức khỏe tổng quát bạn sẽ được các bác sĩ dùng máy chuyên dụng thăm khám và phát hiện ra các vấn đề hoặc dấu hiệu lạ trên da, những biểu hiện các loại bệnh như ung thư da, phát ban toàn thân hoặc bệnh thường thấy như chốc lở, nấm da…

Khám phụ khoa

Việc khám phụ khoa khiến nhiều chị em phụ nữ rất ngại nhưng rất cần thiết. Việc khám sức khỏe để phát hiện ra các bệnh lý phụ khoa như viêm sinh dục, ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

Nam giới cũng cần khám khám sức khỏe sinh sản để chủ động phòng ngừa. Bên cạnh khám các hạng mục trên, bạn còn thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu để đánh giá sức khỏe chi tiết hơn. Sau đó, dựa vào các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn để cải thiện sức khỏe và điều trị nếu cần thiết.

Xét nghiệm

Xét nghiệm là một trong các bước quan trọng trong quá trình khám sức khỏe tổng quát nhằm mục đích đánh giá các chỉ số quan trọng trong cơ thể. Xét nghiệm sẽ bao gồm:

Xét nghiệm máu: Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm công thức và làm xét nghiệm sinh hóa cho mỗi người. Việc xét nghiệm công thức máu sẽ giúp xác định các chỉ số, tỷ lệ các thành phần có trong máu từ đó đưa ra đánh giá người khám có bị thiếu máu hay các vấn đề khác như bị nhiễm trùng, máu có vấn đề. Xét nghiệm sinh hóa sẽ giúp xác định các thông số như lượng đường, urê, men gan AST… nhằm mục đích đánh giá chức năng gan, thận, hay hỗ trợ cho việc chẩn đoán các bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu: Là hoạt động tổng phân tích các thông số có trong nước tiểu để xác định tình trạng người khám có bị viêm nhiễm đường tiết niệu hay các bệnh lý về thận hay không.

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh sẽ là danh mục bắt buộc trong quá trình khám sức khỏe tổng quát bao gồm việc chụp phim X-quang ở các vị trí khác nhau để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh liên quan đến tim, phổi, lồng ngực…

Ngoài các danh mục kể trên thì việc khám sức khỏe tổng quát còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm người khám như giới tính, độ tuổi, tiền án bệnh thì sẽ có thêm những mục cần khám nhứ siêu âm bụng, siêu âm tuyến giáp (dành cho nữ), chức năng sinh lý của nam (nam khoa) hoặc trong các trường hợp phát hiện bất thường thì bác sĩ có thể yêu cầu người khám thực hiện chụp cộng hưởng MRI, chup CT-Scanner để xác định các vấn đề sức khỏe chính xác hơn.

Khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì? 3 Chụp X-quang giúp phát hiện dấu hiệu của các mầm bệnh trong cơ thể

Trước khi khám sức khỏe tổng quát nên làm gì?

Để tăng độ chính xác cho quá trình khám sức khỏe tổng quát bạn nên tuân theo một số việc sau:

  • Nhịn ăn từ 4 – 6 giờ trước khi xét nghiệm máu, nội soi dạ dày.

  • Không sử dụng các chất có chứa chất caffein trước khi khám.

  • Nên đêm theo toa thuốc hoặc đơn thuốc bạn sử dụng gần nhất để bác sĩ hiểu hơn về tình trạng bệnh.

  • Đối với trẻ em thi nên đem theo giấy tiêm chủng hoặc sổ theo dõi.

Thời gian khám tổng quát diễn ra trong bao lâu? Nếu có sự chuẩn bị kỹ càng thì chỉ mất từ 1 buổi đến 1 ngày để hoàn thành buổi khám sức khỏe tổng quát hoặc nếu khám ở các bệnh viện có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại thì bạn chỉ mất từ 3 – 5 giờ. Nên tuân theo các chỉ dẫn và lưu ý trước khi đi khám để bạn không phải mất thời gian và chờ đợi lâu.

Trên đây là toàn bộ bài viết “Khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?” mà bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc đi khám sức khỏe tổng quát. Đây là một hoạt động quan trọng không thể thiếu định kỳ để bạn có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của chính mình để tự bảo vệ bản thân trước những căn bệnh tiềm tàng, Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)