Nhà thuốc Hưng Thịnh

Kế hoạch phòng chống bệnh sởi là nhiệm vụ cấp bách của tất cả mọi người nhất là vào mùa đông xuân khi dịch sởi hoành hành rất mạnh.

Kế hoạch phòng chống bệnh sởi cấp bách cho mọi người 1Dịch sởi bùng phát rất nhanh phải có kế hoạch phòng chống tích cực.

Tổng quan tình hình chung về dịch sởi

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm có những biểu hiện như sốt, viêm đường hô hấp kèm theo nổi phát ban đặc trưng… Mọi người nên nhớ phân biệt sốt phát ban và thủy đậu rõ ràng để có thể phòng và trị bệnh hợp lý tránh để lại nhiều biến chứng nguy hại. Hiện nay, bệnh sởi được ghi nhận là căn bệnh có diễn biến khá phức tạp và có thể cướp đi tính mạng của vô vàn bệnh nhân trên toàn thế giới bất cứ lúc nào. Nhìn chung, dịch sởi thường bùng phát nhiều nhất và chủ yếu tập trung ở những quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương hay Châu Phi.

Tại Việt Nam, bệnh sởi cũng bùng phát và hoành hành khắp 63 tỉnh, thành phố với số lượng người tử vong cao ngất ngưỡng. Đối tượng mắc bệnh và gặp nguy hiểm chủ yếu tập trung ở khu vực, xã vùng sâu, vùng xa ở miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai… Bởi nơi đây điều kiện kinh tế còn quá khó khăn, giao thông đi lại rất bất tiện cũng như hiểu biết về bệnh của người dân còn hạn chế vì vậy tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh rất giới hạn nên đã không thể khống chế được khi dịch sởi lan rộng.

Kế hoạch phòng chống bệnh sởi cấp bách cho mọi người 2Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng chống bệnh sởi an toàn nhất.

Kế hoạch phòng chống bệnh sởi

Để phòng chống bệnh sởi mọi người cần chủ động trang bị kiến thức và có kế hoạch hợp lý để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân cũng như của cộng đồng tốt nhất, ngăn chặn việc thương vong không đáng có khi dịch bùng phát.

Đầu tiên, tất cả các xã, tỉnh, thành phố… phải tích cực chủ trương tuyên truyền để phòng chống dịch bệnh sởi đến toàn dân. Thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn hay thông tin trên các kênh truyền thông đại chúng là giải pháp phổ biến và hữu hiệu nhất.

Tiếp đến, tăng cường tiêm chủng tiêm vắc-xin được cho là biện pháp phòng chống bệnh sởi an toàn và vượt trội nhất hiện nay. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch 2 mũi vắc-xin khi đủ 9 tháng và 18 tháng. Bảo đảm tuyệt đối an toàn khi tiêm chủng. Tiêm phòng muộn cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Khi phát hiện bệnh nhân bị sởi, ngay lập tức khoanh vùng, cách ly điều trị kịp thời và đúng đắn, không được để kéo dài làm lây lan dịch bệnh càng nhanh. Người bệnh phải đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn, lau khăn được trụng qua nước sôi, súc miệng kĩ lưỡng bằng nước muối, tránh việc dụi tay lên mắt, mũi nhiều.

 

Kế hoạch phòng chống bệnh sởi cấp bách cho mọi người 3Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ góp phần phòng và trị bệnh sởi hữu hiệu.

Người chăm sóc và điều trị phải đeo khẩu trang cẩn thận khi tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ là người đó mắc bệnh. Nhớ lưu ý phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa bệnh sởi và thủy đậu để có biện pháp xử lý đúng đắn nhất.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh người bệnh, thường xuyên thay giặt chăn, ga, vỏ gối… để tránh ủ mầm bệnh sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.

Kế hoạch phòng chống bệnh sởi trên đây vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mọi người. Dịch sởi có thể xảy ra quanh năm và bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông xuân. Do đó hãy tích cực phòng, chống để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như tử vong vì căn bệnh này nhé.

Thủy Nguyễn

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)