Nhà thuốc Hưng Thịnh

Phương pháp châm cứu và day ấn huyệt Nhũ Căn từ lâu đã trở nên phổ biến trong quá trình hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khó chữa. Cùng tìm hiểu về huyệt vị này ngay sau đây nhé.

Ngay từ xưa, phương pháp châm cứu huyệt vị trên cơ thể từ Đông y giúp chữa bệnh cũng như cải thiện sức khỏe đã trở thành một liệu pháp được sử dụng rộng rãi trong giới y học cổ truyền, được các vị quan quân, vua chúa yêu thích. Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả mà còn dựa trên khoa học về thể chất con người. Trong đó, châm cứu, bấm huyệt Nhũ Căn là một trong những liệu pháp được quan tâm nhất.

Khái niệm về huyệt Nhũ Căn

Trong quyển “Linh khu thiên Cửu châm thập nhị nguyên” đã giải thích rằng huyệt vị hay còn có tên gọi khác là Du huyệt và Khổng huyệt, đây là vùng trống nằm trên vị trí các đường kinh hoặc nằm ngoài các đường kinh với vai trò đẩy nhanh quá trình trao đổi, tiếp nhận phần năng lượng của cơ thể từ môi trường thiên nhiên bên ngoài.

Trong đó, huyệt vị Nhũ Căn là 1 huyệt vị trong số 36 huyệt quan trọng bậc nhất trên cơ thể. Đây chính là huyệt thứ 18 thuộc Kinh Vị và có nguồn gốc bắt nguồn từ Giáp Ất Kinh. Trong dân gian, Nhũ Căn huyệt còn được gọi với cái tên là Khí Nhãn hoặc Bệ Căn. Nguyên nhân là do huyệt vị nằm dưới chân, nghĩa là Căn của nhũ hoa – vú hoặc còn có tên gọi khác là Nhũ, vì vậy mà từ nghĩa Hán lại có tên gọi là Nhũ Căn.

Huyệt nhũ căn là 1 trong 36 huyệt vị quan trọng nhất trên cơ thể Huyệt Nhũ Căn là 1 trong 36 huyệt vị quan trọng nhất trên cơ thể

Vị trí của huyệt Nhũ Căn nằm ở đâu?

Huyệt Nhũ Căn có vị trí nằm ở ngay chân vú, tức nghĩa nhũ hoa. Để có thể xác định chính xác được vị trí của huyệt Nhũ Căn, ta tiến hành xác định từ khoảng giữa 5 thốn, thẳng phía dưới đầu vú và cách vị trí đường kinh giữa ngực khoảng 4 thốn. Đây chính là vị trí huyệt Nhũ Căn. 

Giải phẫu huyệt Nhũ Căn ta được: Vùng da của huyệt Nhũ Căn bị phần tiết đoạn thần kinh D4 – D5 chi phối. Ở phía dưới của da là phần cơ ngực to cùng một số cơ ngực bé và cơ gian của sườn 5. Phía bờ trên của xương sườn thứ 6, bên phải là phổi, bên trái là móm tim. 

Tác dụng của huyệt vị Nhũ Căn

Huyệt này có nhiều công dụng như:

  • Huyệt Nhũ Căn chữa trị chữa một số bệnh viêm tuyến vú.

  • Chữa một số triệu chứng đau ngực.

  • Ngoài ra, huyệt vị Nhũ Căn còn mang tác dụng trị thiếu sữa ở phụ nữ trong thời gian đang cho con bú.

Huyệt Nhũ Căn hỗ trợ trị bệnh viêm tuyến vú Huyệt Nhũ Căn hỗ trợ trị bệnh viêm tuyến vú

Cách châm cứu huyệt vị Nhũ Căn chính xác

Châm cứu huyệt Nhũ Căn theo các bước sau:

  • Bước 1: Căn châm thẳng kim châm vào vị trí của huyệt đạo Nhũ Căn chừng khoảng 0.3 đến 0.8 thốn.

  • Bước 2: Tiếp theo tiến hành Ôn cứu trong thời gian từ khoảng 5 đến 10 phút tùy vào thể chất của người bệnh đang được trị liệu và mức độ cũng như tình trạng của Căn bệnh.

Cách day ấn huyệt vị Nhũ Căn

Bấm huyệt Nhũ Căn cũng là một trong những phương pháp trị bệnh hiệu quả:

  • Cần xác định được rõ vị trí của Huyệt Nhũ Căn. 

  • Sau đó ta dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa để ấn lên vị trí huyệt đạo Nhũ Căn. 

  • Giữa cố định tay ở vị trí đó trong khoảng 1 phút rồi xoa nhẹ nhàng lên huyệt cho đến khi cảm giác thỏa mái. 

  • Cuối cùng, massage nhẹ nhàng ở vùng điều trị hay vị trí huyệt mà cơ thể đang cảm thấy khó chịu, đau nhức.

Tác động lên huyệt nhũ căn đúng cách hỗ trợ ngăn ngừa tắc tia sữa và viêm tuyến vú Tác động lên huyệt Nhũ Căn đúng cách hỗ trợ ngăn ngừa tắc tia sữa và viêm tuyến vú

Ghi chép về huyệt Nhũ Căn

Để tham khảo thêm về huyệt Nhũ Căn, bạn có thể tìm hiểu thông qua các tài liệu sau:

  • “Giáp ất” quyển 11 có ghi chép rằng: “Tức đầy dưới ngực, sưng ngực thì chọn huyệt Nhũ Căn làm chủ”.

  • “Giáp ất” quyển 12 có ghi chép rằng: “Nhọt vú, lạnh run ớn sót chọn huyệt Nhũ Căn”.

  • “Trửu hậu” quyển 1 có ghi chép rằng: “Tri nôn vọt, cứu dưới vú 1 thốn, 7 lửa là được”.

  • “Y tâm phương” quyển 9 có ghi chép rằng: “Trị ăn mửa ra, cứu dưới 2 vú, mỗi nơi 1 thốn khi đó là được”.

  • “Đại thành” quyển 6 có ghi chép rằng: “Nhũ Căn chủ trị dưới ngực tức đầy, đau tức trong ngực, nghẹn, ăn không xuống, đau vú, sưng đau cánh tay, nhọt vú, sốt lạnh, đau không thể đè ép vào được, ỉa mửa vọp bẻ, ho, lạnh tay lạnh chân”.

  • “Ngọc long ca” có ghi chép rằng: “Chứng ho suyễn đờm nhiều, dùng Du phủ, Nhũ Căn” (Hảo suyễn chi chứng khải đàm đa, nhược dụng kim châm tật tự hòa, Nhũ Căn nhất dạng thích, Du phủ, khi suyễn phong đàm tiệm tiệm ma).

  • “Tịch hoằng phú” có ghi chép rằng: “Giữa 2 sườn, Nhũ Căn trị phụ nữ khó sinh”. Huyệt này còn có công hiệu lý khí hoạt huyết, giúp thông kinh lợi sữa, là 1 trong các huyệt vị trị bệnh thuộc về vùng vú và đau vùng trước tim.

  • “Tịch hoằng phủ” có ghi chép rằng: “Châm huyệt Nhũ Căn để trị đẻ khó”.

  • “Kim giảm” có ghi chép rằng: “Dùng huyệt Nhũ Căn để trị chứng qui bối ở trẻ con”.

Để tác động lên huyệt nhũ căn có hiệu quả và an toàn bệnh nhân nên tìm đến các chuyên gia hoặc bác sĩ y học cổ truyền Để tác động lên huyệt Nhũ Căn an toàn, bệnh nhân nên tìm đến các bác sĩ y học cổ truyền

Có thể nói, huyệt Nhũ Căn là một trong những huyệt đạo vô cùng quan trọng và có rất nhiều tác dụng ý nghĩa đối với sức khỏe con người nếu ta biết tận dụng tốt. Vì vậy, với thông tin được cung cấp tại bài viết trên, hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình những phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cũng như đáp ứng được nhu cầu cải thiện sức khỏe bản thân và gia đình.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)