Nhà thuốc Hưng Thịnh

Gãy xương sườn là một trong những chấn thương phổ biến nhất. Khi điều trị xương sườn bị gãy, người bệnh ngoài quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt thì tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn cũng rất quan trọng, nếu ngủ sai tư thế có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của xương.

Xương sườn là một trong các khung xương chính trên cơ thể người, làm nhiệm vụ bảo vệ lồng ngực cùng các cơ quan nội tạng xung quanh. Thông thường, gãy xương sườn không gây ra nhiều nguy hiểm nhưng cũng có không ít trường hợp gãy xương sườn dẫn đến đâm thủng nội tạng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Nguyên nhân gây ra gãy xương sườn

Trước khi đi tìm hiểu về tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn sao cho đúng thì khám phá một số thông tin về tình trạng này cũng rất cần thiết đấy, đầu tiên là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gãy xương sườn.

Hướng dẫn tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn đúng nhất 1 Gãy xương sườn có thể do nhiều nguyên nhân

Gãy xương sườn là tình trạng khung xương sườn bị va đập mạnh hoặc chịu tác động vật lý mạnh mẽ dẫn đến những tổn thương như nứt xương, gãy xương, vỡ xương,… Hiện tượng chấn thương này có thể gặp phải ở mọi đối tượng, mọi giới tính, tuổi tác. 

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gãy xương sườn là do chấn thương mạnh, đột ngột như tai nạn, tai nạn giao thông hoặc những môn thể thao yêu cầu di chuyển nhiều, nhanh như cầu lông, bóng đá,… cũng có khả năng dẫn đến gãy xương sườn khi chấn thương xảy ra. 

Dấu hiệu nhận biết khi bị gãy xương sườn

Không riêng gì gãy xương sườn, tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn mà bất cứ chấn thương nào cũng cần được phát hiện, nhận biết sớm để điều trị kịp thời, sơ cứu, cố định xương gãy, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng quan trọng bên trong khoang ngực và ổ bụng. 

Bạn có thể nhận biết gãy xương sườn thông qua một số dấu hiệu sau: 

  • Cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng lồng ngực hoặc vị trí bị gãy xương sườn; 

  • Ở vùng xảy ra chấn thương, nghi gãy xương sườn có thể xuất hiện những mảng bầm tím; 

  • Người bệnh cảm thấy hít thở, hô hấp khó khăn, nặng nề hơn thông thường, lồng ngực luôn đau nhức, căng tức khi hít thở; 

  • Có thể nghe thấy tiếng xương gãy hoặc khi xương bị gãy va chạm với những xương khác;

  • Bị gãy xương sườn có thể đi kèm với một số triệu chứng khác nguy hiểm như tràn khí màng phổi hay viêm phổi,…

Điều trị gãy xương sườn như thế nào hiệu quả nhất? 

Việc điều trị gãy xương sườn hay các tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn cần được đảm bảo tính chính xác cao, hạn chế tối đa rủi ro và xử lý được vấn đề một cách nhanh chóng. 

Điều trị gãy xương sườn như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng thực tế, được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định điều trị mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bị gãy xương sườn, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám kỹ càng, sơ cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng nhé. 

Hướng dẫn tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn đúng nhất 2 Bác sĩ thường kê thuốc giảm đau cho bệnh nhân gãy xương sườn

Thông thường, các bệnh nhân bị gãy xương sườn thường không cần đến phương pháp phẫu thuật, nhưng điều này còn phụ thuộc vào hiện trạng cụ thể của bệnh nhân. Những trường hợp vết thương nghiêm trọng, xương sườn gãy gây nguy hiểm hoặc đe dọa đến những cơ quan khác thì cần được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cụ thể. 

Ngoài ra, theo nhiều bác sĩ chuyên khoa cho biết, gãy xương sườn có khả năng tự hồi phục một cách tự nhiên sau một thời gian nhất định nhưng còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng gãy nứt xương sườn của bệnh nhân. Và điều quan trọng nhất là dù xương sườn có khả năng tự phục hồi nhưng bạn vẫn cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Trong khi điều trị gãy xương sườn thì tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn và giảm đau tức thì là những điều quan trọng, đặc biệt là giảm đau cho bệnh nhân. Hầu hết các bác sĩ khi xử lý vấn đề gãy xương sườn thường sẽ tiến hành kê đơn thuốc giảm đau, thuốc tê,… cho bệnh nhân, kết hợp với các loại thuốc kháng sinh phù hợp khác. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách hít thở giảm đau, tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn đúng cách, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi,… để xương mau lành và phục hồi chức năng tốt hơn. 

Một số lưu ý khi bị gãy xương sườn 

Để vết thương nhanh lành hơn thì ngoài quan tâm đến tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn, người bệnh cũng cần lưu ý những điều quan trọng sau: 

  • Sử dụng túi chườm, khăn chườm lạnh lên vết thương sẽ giúp giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. 

  • Không nên cử động mạnh khi bị chấn thương hoặc cả khi đã cố định được xương sườn, tránh để vị trí xương dịch chuyển gây đau đớn, nguy hại đến sức khỏe. 

  • Bệnh nhân hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh stress, căng thẳng làm ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của vết thương. 

  • Cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường các loại thịt giàu đạm, vitamin và khoáng chất, quan trọng nhất là canxi giúp hỗ trợ quá trình liền xương nhanh hơn.

  • Không nên sử dụng các đồ ăn, thức uống gây tăng khả năng viêm nhiễm vết thương như thức ăn cay nóng nhiều gia vị, đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn dầu mỡ,…

Tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn giúp giảm đau, nhanh lành 

Ngoài những lưu ý trên thì tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn cũng vô cùng quan trọng. Bởi nếu ngủ sai tư thế gây tác động xấu đến xương, vị trí xương sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có lâu lành, gây đau đớn và nguy hiểm cho sức khỏe. 

Hướng dẫn tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn đúng nhất 3 Nằm ngửa là tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn tốt nhất

Khi xương sườn mới gãy, bạn sẽ nằm ngủ khá khó khăn và có cảm giác đau đớn nhiều, tuy nhiên khi có tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn đúng, cảm giác đau đớn này sẽ được giảm đi rất nhiều đấy. Tư thế nằm ngửa là thích hợp nhất cho người bị gãy xương sườn bởi không tác động lực lên vùng vết thương. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể nằm theo tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn như nằm nghiêng về bên sườn không bị thương hoặc ngủ trên ghế dựa, tránh tác động đến xương sườn bị thương, giúp giảm cảm giác đau nhức và vết thương được cố định tốt hơn. 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây về tư thế ngủ khi bị gãy xương sườn sẽ giúp bạn có chế độ sinh hoạt phù hợp hơn hoặc chăm sóc người thân được tốt hơn. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng khó chịu nào trong quá trình điều trị gãy xương sườn, hãy lập tức nói với bác sĩ để xử lý kịp thời, bạn nhé.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)