Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trong quá trình điều trị ung thư, các bác sĩ có thể cần can thiệp một loạt các xét nghiệm và thủ thuật y khoa để xác định rõ tình trạng của bệnh nhi ung thư trong cơ thể của con bạn nhằm đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. 

Thời gian nghe tin và quyết định đồng ý tiến hành các thủ thuật này thường gây nên sự lo lắng và căng thẳng cho cả phụ huynh và trẻ em điều trị ung thư.

Những sợ hãi thường gặp

Những nỗi sợ hãi của trẻ em điều trị ung thư có thể khác nhau phụ thuộc vào tuổi tác, tính cách, môi trường sống và sự tác động lên cơ thể của các thủ thuật:

Độ tuổi:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ thường lo sợ nhất là do bị tách ra khỏi cha mẹ và phải trải qua thủ thuật một mình.

  • Trẻ thiếu nhi: Trẻ sợ nhất là cảm giác đau.

  • Thanh thiếu niên cũng sợ đau, tuy nhiên lúc này khả năng chịu cơn đau cũng như nhận thức e ngại và sự cố gắng giúp trẻ dễ vượt qua hơn. Theo khảo sát, thanh thiếu niên chuẩn bị thực hiện các thủ thuật điều trị ung thư có thể xấu hổ về cơ thể của mình và lo lắng về sự riêng tư trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.

Các thủ thuật:

  • Thủ thuật liên quan đến kim tiêm: Thường nỗi sợ lớn nhất là đau.

  • Phẫu thuật: Trẻ lo sợ cảm giác đau đớn phải đối diện trong chính quá trình phẫu thuật với các dụng cụ y tế, việc gây mê và những thay đổi hậu phẫu.

Trò chuyện và chia sẻ cùng con để nhận ra nguyên nhân gây nên nỗi sợ hãi và cảm xúc của con rất quan trọng. Hãy giúp con bạn hiểu rằng nỗi sợ hãi của một trẻ em ung thư là điều hoàn toàn bình thường và những đứa trẻ khác cũng cảm thấy như vậy. Con cũng sẽ có thể đối diện và vượt qua như bao bạn khác. 

Bạn có thể nhờ tư vấn bác sĩ, chuyên gia tâm lý hay đội ngũ chăm sóc sức khỏe để giúp con chuẩn bị và vượt qua nỗi sợ thủ thuật điều trị ung thư.

Trò chuyện và chia sẻ cùng con trẻ Trò chuyện và chia sẻ cùng con trẻ

Tại sao việc chuẩn bị lại có ích?

Phụ huynh thường nghĩ rằng không nên nói trước với trẻ về thủ thuật sắp xảy ra do lo lắng con trẻ sẽ sớm lo sợ và từ chối thực hiện thủ thuật điều trị do sẽ cảm giác rất đau. Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý, con nên được biết thông tin rõ ràng và trung thực ở từng đợt điều trị. Vì điều trị ung thư là một quá trình dài hạn cần thực hiện nhiều thủ thuật liên tục, cha mẹ không nên đánh mất niềm tin của con. Thay vào đó phụ huynh nên động viên trẻ và hướng dẫn trẻ các biện pháp vượt qua cơn đau theo chỉ định của bác sĩ.

Nhiều trẻ trưởng thành có sức chịu cơn đau cao hơn, lại thường gặp ám ảnh tiếng ồn từ các thiết bị điều trị tại bệnh viện, hoặc trẻ đã từng trải qua điều trị tương tự vì thế chúng biết khi nào cơn đau sẽ xuất hiện và sẽ kéo dài bao lâu. 

Hãy giúp con bạn có thể nói rõ những nỗi sợ này và giúp con biết những cách để giữ bình tĩnh và chịu được những trải nghiệm khó chịu sắp xảy ra. Phụ huynh cần giải thích cho trẻ hiểu rằng những điều khó chịu này con cần vượt qua để giúp con mau lành bệnh và quay trở lại cuộc sống thường ngày. 

Hướng dẫn trẻ em chuẩn bị trước các đợt điều trị ung thư

Khi trẻ đã có thể hiểu ngôn ngữ, nên được biết đầy đủ thông tin về các thủ thuật mà trẻ sắp được thực hiện. Phụ huynh nên điều chỉnh cách giải thích nội dung phù hợp với độ tuổi và mức hiểu biết của con.

Phụ huynh trẻ điều trị ung thư nên:

  • Hãy trung thực và cởi mở, có thể tránh hoặc giảm nhẹ mô tả quá lên nỗi sợ.

  • Chỉ ra những gì con sẽ thấy, ngửi, nghe, nếm, hoặc sờ được trong suốt thủ thuật.

  • Bạn cũng có thể nhờ y tá/điều dưỡng hoặc bác sĩ bệnh viện, các chuyên gia giúp bạn giải thích về các thủ thuật cho con.

  • Cho con đọc tài liệu giáo dục: Đọc sách, truyện hay sách màu, video, hoặc tờ rơi được thiết kế cho trẻ em giúp trẻ thư giãn thông qua đó đối diện với nỗi sợ.

  • Tạo hoạt cảnh, trò chơi giống tình huống thủ thuật với con. Nhiều trẻ nhỏ có thể muốn xem các thủ thuật được thực hiện trên một con gấu bông hoặc búp bê trước. Ví dụ, với xạ trị hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI), bạn có thể tập với con bằng cách giữ yên bằng thời gian mà điều trị hay thủ thuật y khoa sẽ diễn ra.

  • Hầu hết trẻ cần sự hỗ trợ của cha mẹ trong quá trình trị liệu và muốn có bố hoặc mẹ bên cạnh chúng. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh điều này là không thể. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ ai sẽ có mặt ở đó để nhờ họ an ủi và hỗ trợ con bạn.

Tạo tình huống giống thủ thuật điều trị Tạo tình huống giống thủ thuật điều trị

Thời điểm để phụ huynh thống báo với con về một đợt điều trị sắp xảy ra phụ thuộc vào cả độ tuổi và tính cách của con:

  • Trẻ ở độ tuổi mầm non chỉ cần được cho biết trước khoảng một ngày. 

  • Trẻ ở độ tuổi đi học và thanh thiếu niên có thể muốn biết trước sớm hơn một chút.

Bạn và con có thể cùng chuẩn bị một lịch trình đặc biệt cho ngày thực hiện phẫu thuật. Ví dụ, quyết định xem ai sẽ đi đến bệnh viện, sẽ mang theo những gì và con sẽ nhận được phần thường sau khi chiến thắng ngày thực hiện thủ thuật. 

Trong quá trình diễn ra thủ thuật

Hãy xem xét những lời khuyên dưới đây để giúp con bạn giữ bình tĩnh trong quá trình làm thủ thuật:

  • An ủi: Dùng các từ êm dịu,vuốt ve nhẹ nhàng, và đề nghị được nắm tay con.

  • Làm phân tâm: Hãy thử kể một câu chuyện, hát, hoặc đọc một cuốn sách. Trẻ lớn hơn có thể muốn nghe nhạc bằng tai nghe. Một số bệnh viện có những công cụ xem phim hoặc chơi game trong phòng trị liệu. Đôi khi trẻ muốn tưởng tượng những cảnh thú vị trong quá trình làm thủ thuật, chẳng hạn như đi mua sắm, chơi ở biển, hoặc ghi bàn thắng.

  • Mang theo vật yêu thích: Điều này có thể bao gồm một con gấu bông hoặc chăn đắp. Hoặc bạn có thể đưa cho con một cái gì đó của bạn, chẳng hạn như một chiếc khăn hoặc chìa khóa. Việc có một vật yêu thích đặc biệt hữu ích cho các thủ thuật khi con phải ở một mình trong phòng. Hãy khuyến khích con mang theo nhạc con thích hoặc sách nói để nghe nếu thủ thuật diễn ra lâu.

  • Đặt cho con một mục tiêu khả thi: Ví dụ, bạn có thể yêu cầu con nằm yên hoặc giữ nguyên tư thế. Hãy nói rằng con có thể khóc, nhưng con có nhiệm vụ phải nằm yên trong suốt thủ thuật.

An ủi con trong quá trình diễn ra thủ thuật An ủi con trong quá trình diễn ra thủ thuật

Sau thủ thuật

Bạn có thể nhận thấy con có một số thay đổi hành vi sau thủ thuật. Một số trẻ có những hành động ngây ngô hoặc “nhỏ” hơn độ tuổi. Một số lại cần bạn nhiều hơn bình thường và sẽ không dễ rời xa bạn như trước kia. Đây là những phản ứng hay gặp và thường biến mất theo thời gian. Hãy nhìn nhận sự thất vọng và cách cư xử của con bạn nhưng vẫn tiếp tục đưa ra các hoạt động phù hợp lứa tuổi và kiên định với nề nếp sinh hoạt và cư xử thường ngày của gia đình.

Việc chuẩn bị cho trẻ trước thủ thuật y khoa có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng cho cả bạn và con bạn. Bạn có thể hỗ trợ con bằng cách điều chỉnh thông tin về các thủ thuật cho phù hợp với độ tuổi và mức độ hiểu biết của con. Hãy hỏi nhóm chăm sóc nếu bạn cần thêm thông tin về các thủ thuật để chuẩn bị tốt nhất.

Ly Nguyễn

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)