Hướng dẫn sử dụng đúng cách máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay tại nhà

Huong dan su dung dung cach may do nong do

Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tuy rằng cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay đơn giản, dễ thao tác, nhưng bạn cũng nên lưu ý một số điều để tránh xảy ra sai số khi đo.

Nếu như trước đây, máy đo nồng độ oxy trong máu thường được sử dụng cho bệnh nhân tim mạch, thì hiện tại thiết bị y tế này còn được khuyến khích sử dụng cho các F0 dương tính SARS-CoV-2 đang điều trị tại nhà. Để tự theo dõi được chính xác chỉ số SPO2, chúng ta cần phải sử dụng thiết bị đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn đến bạn cách sử dụng đúng máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay tại nhà.

Theo dõi tình trạng sức khỏe thông qua chỉ số nồng độ oxy trong máu

Dựa vào chỉ số SPO2, bạn có thể đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân:

  • Chỉ số SPO2 trên 97%: Nồng độ oxy trong máu bình thường, sức khỏe tốt.
  • Chỉ số SPO2 từ 94% đến 96%: Nồng độ oxy trong máu đạt mức trung bình. Nếu như kèm theo các triệu chứng như thở khó, tim đập nhanh, tức ngực,… thì bác sĩ sẽ cân nhắc việc nên hay không hỗ trợ thở oxy cho người bệnh.
  • Chỉ số SPO2 từ 90% đến 93%: Nồng độ oxy trong máu thấp, xuất hiện dấu hiệu suy hô hấp, bệnh nhân cần được hỗ trợ thở oxy và chịu sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc khoa hồi sức cấp cứu.
  • Chỉ số SPO2 dưới 90%: Trường hợp này thường sẽ được xếp vào một ca cấp cứu lâm sàng.

Máy đo nồng độ oxy trong máu giúp theo dõi tình trạng sức khỏe thông qua chỉ số SpO2 Kết quả chỉ số SPO2 trên màn hình máy đo nồng độ oxy trong máy sẽ đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

Hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay tại nhà

Có thể nói rằng, thiết bị y tế này là một dụng cụ không thể thiếu đối với người bệnh hen suyễn, viêm phổi, hội chứng ngưng thở khi ngủ, viêm phế quản,… hoặc bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 đang được điều trị và cách ly tại nhà. Thiết bị đo chỉ số SPO2 sẽ giúp bạn đánh giá được tình trạng suy hô hấp của người bệnh, đồng thời theo dõi khả năng đáp ứng của cơ thể bệnh nhân đang được hỗ trợ thở oxy.

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo trình tự sau:

Đầu tiên, bạn kiểm tra thiết bị đã được lắp đặt pin vào chưa, pin còn năng lượng không. Sau đó, bạn nhấn nút bật máy. Nếu có phát ra ánh sáng hồng ngoại, màn hình điện tử hiển thị số thì máy hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu máy không sáng đèn, màn hình tối thì có thể pin đã hết, bạn nên thay pin mới hoặc sạc pin (tùy theo từng dòng sản phẩm).

Làm đúng theo hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu sẽ giúp kết quả đo chính xác Làm đúng theo hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu sẽ giúp kết quả đo chính xác, ít sai số.

Tiếp theo, bạn mở kẹp máy ra và đặt một ngón tay vào giữa, sao cho phần đầu ngón tay chạm vào điểm trong cùng của máy. Kế đó, bạn nhấn nút nguồn. Thiết bị sẽ tiến hành đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim hiện tại của bạn. Lúc này, bạn nên ngồi yên và hạn chế cử động bàn tay. Sau vài giây, màn hình điện tử sẽ hiển thị kết quả vừa đo được.

Cách đọc thông số hiển thị trên màn hình điện tử máy đo chỉ số SPO2

Sau khi đo đúng cách, màn hình điện tử máy đo nồng độ oxy trong máu sẽ hiển thị các thông số. Đây là kết quả mà bạn vừa đo được. Thông thường, chúng ta sẽ thấy hiển thị 2 chỉ số chính trên màn hình máy đo SPO2 là nhịp tim và nồng độ oxy trong máu.

Chỉ số nhịp tim

  • Hiển thị dưới dạng số tại vị trí có để chữ PR (Pulse Rate) hoặc hiển thị hình trái tim.
  • Đơn vị đo là nhịp/phút.
  • Phạm vi đo từ 0 đến 254 nhịp/phút.
  • Chỉ số sức khỏe bình thường khi dao động từ 60 nhịp đến 90 nhịp/phút.
  • Chỉ số nồng độ oxy trong máu

  • Hiển thị dưới dạng số phần trăm tại chỗ ghi SPO2.
  • Đơn vị đo là %.
  • Phạm vi đo từ 0 đến 100%.
  • Chỉ số sức khỏe bình thường là từ 97% đến 100%.
  • Một số yếu tố dẫn đến sai số khi đo nồng độ oxy trong máu

    • Bàn tay không để yên hoặc cử động nhiều trong thời gian đo.
    • Người được đo chỉ số SPO2 bị hạ thân nhiệt, huyết áp thấp.
    • Đo ở vị trí có nhiều ánh nắng chiếu trực tiếp.
    • Đầu ngón tay đo có sơn móng, dán móng giả hoặc móng tay quá dài khiến bộ phận cảm biến trong khe kẹp không che toàn bộ đầu ngón tay.
    • Bệnh nhân có tiền sử nồng độ oxy trong máu bất thường.
    • Người bệnh đang dùng thuốc có thành phần gây có thắt mạch máu nghiêm trọng.
    • Bệnh nhân ngộ độc Carbon Monoxide, hoặc ngộ độc Methemoglobin.

    Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper JPD 500E LED cho kết quả đo chính xác nhanh chóng chỉ trong vài giây Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper JPD 500E LED cho kết quả đo chính xác nhanh chóng chỉ trong vài giây.

    Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay sử dụng tại nhà, thì bạn có thể tham khảo sản phẩm Jumper JPD 500E LED. Thiết bị có kiểu dáng nhỏ gọn, thời trang, màn hình LED hiển thị kết quả đo rõ ràng. Sản phẩm có khả năng đo liên tục chỉ số SPO2 và nhịp đập của tim (PR). Bạn có thể tìm mua máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper JPD 500E LED tại nhà thuốc Hưng Thịnh trên toàn quốc.

    Trên đây là bài viết hướng dẫn sử dụng đúng cách máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay tại nhà. Trong bài là những hướng dẫn giúp bạn đo chỉ số nồng độ oxy trong máu ít sai số, và cách đọc các thông số hiển thị trên màn hình điện tử của thiết bị. Thông qua các thông tin trên, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng đúng cách thiết bị đo chỉ số SPO2 và đạt được kết quả tốt nhất.

    Bảo Vân

    Nguồn: Vinmec

    Lưu ý:
    Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

    WordPress › Lỗi

    Đã có một lỗi nghiêm trọng trên trang web của bạn.

    Tìm hiểu thêm về gỡ lỗi trong WordPress.