Nhà thuốc Hưng Thịnh

Suy tim là một hội chứng phức tạp, xảy ra khi tim không bơm đủ máu nuôi cơ thể. Bệnh cần được điều trị lâu dài nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vậy những điều gì cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân suy tim?

Suy tim là một bệnh lý tim mạch khá phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng trong dân số. Việc điều trị hiện nay mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống, hoạt động thể chất cho bệnh nhân cũng như những điều cần lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân suy tim để tăng hiệu quả điều trị, tăng tuổi thọ cho bệnh nhân. Xem bài viết để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim tốt nhất nhé.

Bệnh suy tim là gì?

Suy tim là hậu quả của tình trạng các cấu trúc tim bị tổn thương hay những rối loạn chức năng của tim dẫn đến tim giảm khả năng bơm máu nuôi dưỡng các cơ quan (hay suy tim tâm thu) hoặc giảm khả năng chứa máu (hay suy tim tâm trương).

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân suy tim Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý nguy hiểm.

Suy tim được phân cấp độ theo hội tim mạch New York (NYHA) dựa theo các triệu chứng của bệnh nhân:

  • Độ I: Không gây hạn chế cho việc vận động thể lực, các vận động thông thường không gây ra tình trạng mệt, khó thở hay hồi hộp.
  • Độ II: Hạn chế vận động thể lực nhẹ. Bệnh nhân hoạt động thể lực thông thường sẽ bị mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực.
  • Độ III: Hạn chế vận động thể lực nhiều. Mặc dù, cơ thể khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ thì sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt, khó thở,…
  • Độ IV: Không nên vận động thể lực. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, vì vậy chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.

Chăm sóc bệnh nhân suy tim

4 lưu ý dưới đây đóng vai trò rất quan trọng cho việc chăm sóc bệnh nhân suy tim, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian tiến triển của bệnh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường thể trạng bệnh nhân suy tim:

  • Chế độ ăn uống đa dạng cung cấp đầy đủ vitamin và dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung ăn rau xanh, trái cây, các sản phẩm từ sữa, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật.
  • Đối với bệnh nhân suy tim có dùng thuốc chống đông thì nên hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh sẫm màu như: Cải bó xôi, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải, bông cải xanh, mùi tây và rau diếp…
  • Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim nên chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ. Không nên cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn lên men như: Cải bắp, đậu đỗ, dưa muối, rau cải, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.

Những lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân suy tim Chế độ ăn cho người bệnh suy tim

  • Hạn chế ăn muối, nhất là bệnh nhân suy tim nặng, thường giới hạn < 1.5g muối mỗi ngày. 
  • Nên ăn tối sớm để đảm bảo bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm, sau khi ăn cần phải nghỉ ngơi khoảng 30-40 phút.
  • Giảm uống rượu: Không uống rượu khi bệnh nhân mắc bệnh cơ tim do rượu. 
  • Bỏ thuốc lá: Những chất trong thuốc lá sẽ gây co thắt mạch và tăng nguy cơ gây xơ vữa mạch máu làm tăng gánh nặng cho tim.

Hoạt động thể chất

Lợi ích của việc hoạt động thể lực phù hợp:

Cần lựa chọn các hoạt động thể lực phù hợp:

  • Tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa tình trạng cục máu đông. Tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe, bệnh nhân chọn các môn tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe,…
  • Những điều cần tránh khi luyện tập: Không tập những môn thể thao cần nhiều sức lực như chạy bộ, nâng tạ…, Những hoạt động gây ra triệu chứng như: Khó thở, chóng mặt, đau ngực, choáng váng, buồn nôn, vã mồ hôi lạnh,… Nếu xảy ra những dấu hiệu này, phải dừng tập ngay, nhất là không nên tập luyện khi đói hoặc ngay sau bữa ăn.
  • Nếu ngưng tập một vài ngày thì khi tập lại cần tập nhẹ hơn bình thường, tăng dần cường độ về bằng mức thường ngày vào những buổi tập sau.
  • Tránh tập thể dục ngoài trời khi trời quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt vì độ ẩm cao làm cơ thể mau mệt, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh cũng ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực.
  • Nếu cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi tập hoặc ngày hôm sau, thì bệnh nhân cần giảm bớt cường độ tập luyện.

Tuân thủ điều trị

Việc sử dụng thuốc điều trị suy tim không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà có thể giúp kéo dài đời sống và giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân. Hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ theo các điều trị được khuyến cáo và duy trì động lực giúp bệnh nhân suy tim tuân thủ kế hoạch điều trị. 

Người chăm sóc bệnh nhân suy tim cũng cần hiểu được chỉ định, liều dùng và hiệu quả của thuốc. Bên cạnh đó, cũng cần nhận biết các tác dụng phụ thường gặp của các thuốc sử dụng. Điều quan trọng là người bệnh cần uống thuốc theo đơn, ghi nhớ việc uống thuốc hàng ngày. Nếu người bệnh không thể nhớ thời gian uống thuốc thì người chăm sóc phải thường xuyên nhắc nhở.

Chăm sóc bệnh nhân suy tim Người chăm sóc phải thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc

Ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn nhiều, không còn triệu chứng, cũng không bao giờ được tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều hoặc uống bất kỳ loại thuốc nào khác mà không hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

Những lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân suy tim

  • Khi bệnh nhân có nhiều hơn một trong những dấu hiệu sau: Khó thở, mệt mỏi, ho hoặc thở khò khè dai dẳng, các mô bị giữ nước như sưng phù ở chân hay mắt cá chân, chán ăn, buồn nôn, khó tập trung suy nghĩ hoặc mất trí nhớ, nhịp tim tăng thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khám.
  • Thực hiện tiêm phòng cúm và viêm phổi do phế cầu theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đi du lịch cần lựa chọn các hoạt động giải trí tùy theo tình trạng sức khỏe. Khi đi du lịch, cần mang theo bản tóm tắt bệnh sử, các loại thuốc đang điều trị và các thuốc dự phòng khi cần khác. 
  • Hỏi ý kiến với nhân viên y tế và đảm bảo an toàn khi sinh hoạt tình dục. Bệnh nhân ổn định có thể sinh hoạt tình dục bình thường.

Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim, mọi người cần chú ý về các vấn đề như chế độ ăn, hoạt động thể chất, tuân thủ điều trị cũng như các lưu ý khác. Khi được chăm sóc tốt, bệnh nhân sẽ tăng hiệu quả điều trị, tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)