Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hạ canxi cấp là tình trạng tiềm ẩn nguy hiểm khiến người bệnh co giật toàn thân, co cơ, hôn mê. Nếu tình trạng này không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cách cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhân hạ canxi máu là như thế nào? Hãy cùng Hưng Thịnh tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.

Canxi trong cơ thể đóng vai trò không thể thiếu trong các hoạt động như tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh, co cơ, đông máu, giải phóng các hormon, quá trình điều hòa các enzym khác nhau trong cơ thể. Vì vậy trong trường hợp thiếu canxi, rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm xảy ra, đặc biệt là chứng hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi trong máu thấp hơn so với giới hạn bình thường cho phép.

Cụ thể hơn, hạ canxi máu được định nghĩa là nồng độ canxi trong máu toàn phần ≤ 8.8 mg/dl (2.2 mmol/l). Tùy vào mức độ tình trạng hạ canxi mà có các dấu hiệu biểu hiện nặng hoặc nhẹ, thậm chí là không có triệu chứng gì.

trinh-tu-cach-cap-cuu-ha-canxi-giup-nguoi-benh-mau-hoi-phuc 1

Hạ canxi máu là nồng độ canxi trong máu toàn phần ≤ 8.8 mg/dl

Nguyên nhân dẫn đến hạ canxi máu

Một trong các nguyên nhân phổ biến ở người bị thiếu canxi đó là xảy ra các hội chứng rối loạn ở đường tiêu hóa như bị cắt đoạn ruột, hội chứng giảm hấp thu, chế độ ăn uống thiếu canxi hoặc thiếu vitamin D làm giảm khả năng hấp thu canxi. 

Việc dùng nhiều thuốc lợi tiểu furosemid, thuốc kháng sinh nhóm aminosid hoặc một số bệnh lý rối loạn nội tiết, bệnh tuyến giáp có thể là nguyên nhân dẫn đến hạ canxi máu đột ngột.

Nguyên nhân gây ra hội chứng tetany khi bị hạ canxi là do nồng độ carbon dioxide thấp nên làm biến đổi albumin gắn calci khiến cho lượng calci ion hóa giảm. Nguyên nhân khiến nồng độ carbon dioxide thấp thường do tăng thông khí.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể kể đến gây hạ canxi máu bao gồm kém hấp thu, suy dinh dưỡng. Kém hấp thu là tình trạng cơ thể bạn không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm cho dù bạn ăn đầy đủ thực phẩm. Còn suy dinh dưỡng là tình trạng bạn không nhận đủ chất dinh dưỡng.

Các triệu chứng nhận biết khi bị cơn hạ canxi cấp

Khi tâm trạng bị kích thích như buồn bã, tức giận, căng thẳng quá mức hay sốt cao sẽ dễ xảy ra cơn hạ canxi cấp. Một số dấu hiệu phổ biến bị hạ canxi bao gồm: 

  • Ngứa ran và tê thường ở các vị trí bàn chân, bàn tay, cánh tay, vùng quanh miệng.

  • Xuất hiện các dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, quên lú lẫn và thiếu tập trung.

  • Xuất hiện các cơn co giật toàn thân, có thể gây hôn mê hoặc ngất xỉu.

  • Các cơ ở đầu chi bị co thắt và bị co bóp không tự chủ khiến khi cử động cơ thể đau đớn.

  • Các cơ thanh quản bị duỗi cứng khiến vùng thanh quản hẹp lại gây ra hiện tượng suy hô hấp, khó thở.

  • Đau bụng khiến cơ thể đái dắt, chuột rút, thậm chí rối loạn nhịp tim.

  • Hạ canxi có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng hoặc có thể là mất ngủ. 

Cách cấp cứu hạ canxi cấp hiệu quả

Cách cấp cứu hạ canxi cấp tại nhà

Một số nguyên tắc cấp cứu tại nhà cần tuân thủ khi gặp người bệnh hạ canxi như sau:

  • Khi đối diện một người bị hạ canxi máu, điều đầu tiên bạn cần giữ tâm trạng bình tĩnh, đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát để nghỉ ngơi.

  • Sau đó, bạn có thể vỗ nhẹ 2 bên má để giúp bệnh nhân tỉnh táo. Trong trường hợp bệnh nhân bị ngất bạn có thể thử ấn huyệt nhân trung tại vị trí giữa miệng và mũi.

  • Bạn tìm xung quanh gần nhất xem có viên canxi dạng sủi thì pha với liều lượng 1 viên hòa tan với 1 cốc nước. Khi thuốc tan hết vào nước thì có thể đưa cho bệnh nhân uống. Trong trường hợp răng của bệnh nhân không mở ra được và bị dính chặt cứng thì buộc phải dùng thìa bón từ từ vào miệng bệnh nhân hoặc bạn làm cho bệnh nhân tỉnh lại để uống thuốc.

  • Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng bạn cần kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu đúng cách và phù hợp.

trinh-tu-cach-cap-cuu-ha-canxi-giup-nguoi-benh-mau-hoi-phuc 2

 Cách cấp cứu hạ canxi kịp thời và đúng cách giúp giảm nhẹ triệu chứng

Cách cấp cứu hạ canxi cấp tại bệnh viện

Trong trường hợp xảy ra cơn hạ canxi máu cấp, bạn cần nhanh chóng tiêm tĩnh mạch calcium gluconate 10 mL dung dịch 10% trong vòng 10 phút. Hiệu quả sau khi tiêm có thể được đáp ứng nhanh chóng nhưng có thể kéo dài đến vài giờ.

Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện cần tiêm lặp lại hoặc tiêm truyền liên tục trong 12 đến 24 giờ tiếp theo với 20 đến 30 ml gluconat canxi 10% trong 1lít D/W 5%. Tuy nhiên cần lưu ý tiêm truyền canxi rất nguy hiểm đối với đối tượng dùng digoxin. Vì vậy, đối với các đối tượng này cần được cho uống từ từ và giám sát ECG liên tục sau khi điều chỉnh nhằm hạ kali máu.

Trong trường hợp cơn hạ canxi cấp liên quan đến hạ magie máu, thì việc sử dụng canxi hoặc kali chỉ có thể đáp ứng tạm thời. Nếu muốn điều trị khỏi vĩnh viễn cần phải bổ sung magie đường tĩnh mạch với dung dịch muối magnez 10% (1 g/10ml) đường tĩnh mạch và muối magnesium dạng uống với magnesium gluconate liều lượng từ 500 đến 1000 mg/l.

Các biện pháp phòng ngừa sau khi cấp cứu hạ canxi máu

Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn phòng ngừa cơn hạ canxi cấp:

  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt canxi được xem là một trong các yếu tố quan trọng nhất trong dự phòng co giật bằng cách trong chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung đầy đủ canxi. Bạn cần lưu ý các thực phẩm giàu canxi như sữa, cũng có thể chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ cholesterol cao và bệnh tim. Vì vậy, bạn cần lựa chọn thực phẩm giàu canxi nhưng vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe như ăn nhiều đậu nành, vừng, mộc nhĩ, rau ngót, tôm, cua, cá, ốc, và các loại sữa tươi…

  • Khi chế độ ăn uống không đảm bảo cung cấp đủ canxi, bạn có thể bổ sung canxi bằng cách uống vitamin tổng hợp, đặc biệt là đối tượng có thai. Tuy nhiên vitamin tổng hợp chỉ là biện pháp tạm thời, chủ yếu bạn cần bổ sung canxi qua chế độ ăn uống đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

trinh-tu-cach-cap-cuu-ha-canxi-giup-nguoi-benh-mau-hoi-phuc 3

Bổ sung canxi bằng cách uống vitamin tổng hợp để phòng hạ canxi

  • Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc làm tăng tốc độ hấp thu canxi vào máu. Vì vậy để tăng độ hấp thu canxi, bạn có thể tham khảo bác sĩ lượng vitamin D cần bổ sung mỗi ngày. 

  • Bạn cần vận động tập thể dục đều đặn để duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe.

  • Hạn chế sử dụng các chất kìm hãm khả năng hấp thu canxi như muối, bia rượu và thuốc lá.

  • Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp kích hoạt cơ thể bạn tạo ra vitamin D từ đó làm tăng lượng vitamin D của bạn. Việc phơi nắng mỗi ngày tầm 15 phút vào sáng sớm trước 8 giờ sáng để giúp cơ thể tăng cường hấp thu lượng vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

  • Tuyệt đối không nên nhịn đói để phosphate trong cơ thể không bị giảm, gây hạ canxi.

  • Bạn cần giữ tâm lý lạc quan, thoải mái, tránh bị stress, căng thẳng, xúc động, đặc biệt đối với đối tượng có tiền sử hạ canxi huyết.

Ds Hải Vân 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)