Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sụn chêm là lớp sụn nằm trong khớp gối. Sụn chêm có vai trò khá quan trọng nhưng lại rất dễ bị tổn thương. Chỉ một cú xoay bất ngờ cũng có thể khiến sụn chêm bị rách, bởi vậy rách sụn chêm là chấn thương khá phổ biến. Vậy rách sụn chêm có nguy hiểm không? Liệu rách sụn chêm có tự lành không?

Sụn chêm làm nhiệm vụ phân tán lực trên khớp gối và nâng đỡ cả cơ thể. Có một vai trò quan trọng nhưng sụn chêm lại dễ bị rách bởi các tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn giao thông hay khi chơi thể thao. Điều trị rách sụn chêm có nhiều cách khác nhau nhưng nếu không can thiệp điều trị thì liệu rách sụn chêm có tự lành không? Cùng tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây.

Rách sụn chêm đầu gối là gì?

Hỏi đáp: Rách sụn chêm có tự lành không1

Sụn chêm nằm ở vị trí khớp gối, là bộ phận dễ bị tổn thương

Sụn chêm bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, đây là bộ phận dễ bị tổn thương nằm ở vị trí khớp gối. Tình trạng rách sụn chêm khớp gối bởi các hoạt động gây áp lực lớn lên gối, nhất là khi đang xoay vòng hoặc ở trạng thái vặn xoắn, cùng lúc khớp gối đang chịu sức nặng của cơ thể sẽ gây ra tình trạng rách sụn chêm.

Rách sụn chêm thường xảy ra ở các vận động viên có cường độ luyện tập cao và thường xuyên hay những người bị ngã, tai nạn và đôi khi là cả người lớn tuổi bởi tuổi tác cao, thoái hóa khớp.

Bệnh nhân bị rách sụn chêm sẽ có các triệu chứng như: sưng và đau đầu gối, khó vận động, di chuyển khớp gối, khi di chuyển phát ra tiếng lục cục, khi sụn chêm mới bị rách còn có thể nghe tiếng “nổ”. Hầu hết các bệnh nhân khi mới bị rách sụn chêm vẫn có thể đi lại bình thường nên dễ sinh ra tâm lý chủ quan, người bệnh không đi khám bác sĩ. Khoảng 2 – 3 ngày sau, đầu gối người bệnh mới sưng lên và giảm khả năng vận động.

Liệu rách sụn chêm có tự lành không?

Hỏi đáp: Rách sụn chêm có tự lành không2

Rách sụn chêm có thể tự lành nếu vết rách không quá nghiêm trọng

Rách sụn chêm có thể tự lành hay không phụ thuộc nhiều vào tình trạng của vết rách và tình trạng sức khỏe, tuổi tác của bệnh nhân. Tuy nhiên, vết rách nhỏ và không quá nghiêm trọng thì có thể tự lành nếu người bệnh có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh các vận động mạnh ảnh hưởng đến khớp đầu gối. Cụ thể:

  • Rách sụn chêm ở vị trí ⅓ ngoài: Vị trí này có thể tự lành nếu vết rách nhỏ bởi đây là vị trí được cấp nhiều máu, nhanh hồi phục. Nếu vết rách lớn thì cũng chưa phải can thiệp phẫu thuật, chỉ cần khâu bảo tồn bằng phương pháp nội soi.

  • Rách ở vị trí ⅔ trong: Vị trí này bác sĩ và người bệnh cần cân nhắc phẫu thuật bởi vết rách ở đây rất khó liền do cấp máu kém.

  • Rách ở vị trí ⅓ trong: Là vị trí rách đặc biệt, không thể liền, cần phẫu thuật cắt bỏ hoặc qua nội soi.

Vết rách sụn chêm có nhiều hình thái khác nhau, từ đó cũng sẽ có những cách điều trị khác nhau. Dù chữa trị bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng cần phải nghỉ ngơi thật nhiều và có chế độ tập luyện vật lý trị liệu điều độ, hợp lý.

Điều trị rách sụn chêm

Hỏi đáp: Rách sụn chêm có tự lành không3

Phương pháp phẫu thuật nội soi đang được sử dụng phổ biến

Phương pháp phẫu thuật nội soi thường được các bác sĩ sử dụng nhiều để điều trị rách sụn chêm. Phần sụn hư hỏng sẽ được loại bỏ mà vẫn bảo tồn tối đa các phần sụn không bị hư hỏng để không ảnh hưởng tới chuyển động của khớp. Ngoài ra, còn có một số các phương pháp điều trị khác như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn sụn chêm: Phương pháp này hiện nay ít dùng bởi về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của khớp gối, gây thoái hóa khớp gối.

  • Phẫu thuật cắt một phần sụn chêm bị tổn thương.

  • Phẫu thuật khâu sụn chêm.

  • Điều trị bảo tồn không phẫu thuật (chườm đá, băng thun đầu gối, sử dụng thuốc,…).

Tùy vào tình trạng, mức độ và hình thái vết rách sẽ có các phương pháp khác nhau để điều trị. Vết rách nhỏ thì có thể tự lành lại sau một khoảng thời gian.

Hồi phục sau điều trị rách sụn chêm

Hỏi đáp: Rách sụn chêm có tự lành không4

Cần có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý sau phẫu thuật rách sụn chêm

Hồi phục sau phẫu thuật rách sụn chêm là giai đoạn quan trọng. Để đôi chân trở về trạng thái ban đầu, không bị để lại di chứng thì người bệnh cần thật cẩn trọng và luyện tập, nghỉ ngơi điều độ.

  • Cần thay băng, chăm sóc vết mổ mỗi ngày. Sau 7 – 10 ngày thì cắt chỉ.

  • Đeo đai nẹp bất động chân trong 3 tuần sau mổ.

  • Thực hiện các bài tập chức năng, vật lý trị liệu với các dụng cụ y tế và sự sát sao của bác sĩ, người nhà.

  • Sử dụng nạng để giữ trọng lượng đầu gối.

  • Tái khám theo lịch mổ của bác sĩ.

  • Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Rách sụn chêm có tự lành không?” mà nhà thuốc Hưng Thịnh gửi đến bạn đọc. Mong rằng bạn đã có thêm cho mình những thông tin sức khỏe thật bổ ích.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)