Nhà thuốc Hưng Thịnh

Chắc hẳn chưa nhiều người được nghe đến hội chứng trái tim tan vỡ. Đây là bệnh tim tạm thời, sẽ biến mất sau vài ngày đến vài tuần, tuy nhiên lại dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau tim và bệnh lý tim mạch khác. Hãy cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu về hội chứng trái tim tan vỡ ở bài viết dưới đây nhé!

Hội chứng trái tim tan vỡ (còn được gọi là hội chứng Takotsubo) được phát hiện lần đầu vào năm 1991. Hội chứng này có thể tự khỏi chỉ sau một thời gian ngắt, tuy nhiên khó để phân biệt cơn đau tim của hội chứng này với cơn đau của các bệnh lý về tim khác, nên bạn cần tìm đến tới các cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng về tim để được điều trị kịp thời nhất. 

Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?

Hội chứng trái tim tan vỡ (Takotsubo) là tình trạng tạm thời của tim, xảy ra khi gặp phải những tình huống gây căng thẳng hoặc những tình huống tạo cảm xúc cực độ. Ngoài ra, còn có thể gặp tình trạng này ở các bệnh lý nội khoa nghiêm trọng hoặc ở các cuộc phẫu thuật. Nhiều người khi gặp các triệu chứng đau tim của hội chứng này thường nghĩ rằng mình bị nhồi máu cơ tim, nhưng thực chất không phải. 

Về cơ chế, nhồi máu thường là do các cục máu đông hình thành tại vị trí hẹp trong lòng động mạch hoặc do xơ vữa động mạch, dẫn đến động mạch vành – động mạch nuôi tim bị tắc nghẽn, còn hội chứng trái tim tan vỡ là do tâm thất trái của tim bị biến dạng, dẫn đến việc tim tạm thời bị mất chức năng bơm máu nuôi cơ thể.

Hội chứng trái tim tan vỡ là gì? 1 Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?

Khi mắc phải hội chứng trái tim tan vỡ, người bệnh thường mắc cơn đau ở lồng ngực. Bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất nếu gặp các triệu chứng này:

  • Đau tức ngực.

  • Cảm thấy khó thở.

Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau:

Nguyên nhân gây hội chứng trái tim tan vỡ

Một số nghiên cứu cho thấy ở các bệnh nhân bị hội chứng Takotsubo, các kết nối thần kinh ở não bị mất đi tính đồng bộ do phải xử lý những cảm xúc mạnh tác động vào, vì vậy làm tăng tiết yếu tố gây căng thẳng làm tổn thương tim ở một số người. Dưới đây là một số tác nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ:

  • Khi nghe về một cái chết bất ngờ của người thân.

  • Khi chẩn đoán mắc phải một bệnh hiểm nghèo như ung thư, HIV…

  • Mất nhiều tiền trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Tranh cãi gay gắt.

  • Trước khi thuyết trình hoặc trình diễn trước đám đông.

  • Mất việc đột ngột.

  • Căng thẳng về mặt thể chất như cơn hen suyễn hoặc thực hiện một cuộc đại phẫu.

  • Do sử dụng các loại thuốc như: Epinephrine (điều trị hen suyễn và dị ứng), Duloxetine và Venlafaxine (điều trị trầm cảm), Levothyroxine (điều trị tuyến giáp)…

Hội chứng trái tim tan vỡ là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên có thể gặp ở bất cứ ai và bất cứ độ tuổi nào, nguy cơ mắc phải hội chứng này phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Giới tính: Hội chứng trái tim tan vỡ thường gặp nhiều ở phụ nữ hơn là nam giới.

  • Tuổi: Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ gặp hội chứng này cao hơn gấp 5 lần so với phụ nữ ở độ tuổi trẻ hơn, bởi nồng độ estradiol (một loại hormone sinh dục nữ) bị sụt giảm sau khi mãn kinh, mà đây là một loại hormone có chức năng khác là bảo vệ tim.

  • Có tiền sử về các bệnh thần kinh: Những người bị rối loạn thần kinh như co giật (động kinh) hoặc bị chấn thương đầu có nguy cơ mắc hội chứng trái tim tan vỡ cao hơn.

  • Có tiền sử hoặc đang gặp phải các hội chứng rối loạn tâm thần: Nếu đã hoặc đang mắc phải các hội chứng rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh trái tim tan vỡ cao hơn những người khác.

Hội chứng trái tim tan vỡ là gì? 2 Căng thẳng kéo dài có thể mắc hội chứng trái tim tan vỡ

Chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ

Nếu nghi ngờ người bệnh mắc hội chứng trái tim tan vỡ, các bác sĩ có thể làm các xét nghiệm sau để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Xét nghiệm tổng quát

Tiền căn y khoa và khám tổng quát: Bác sĩ cần được biết về tiền sử bệnh lý của bạn ngoài việc khám cơ bản, đặc biệt là tiền sử về các bệnh hoặc triệu chứng liên quan đến tim mạch.

Đo điện tim (ECG): Đây là xét nghiệm không xâm lấn, các điện cực sẽ được đặt ở các vị trí khác nhau trên ngực bạn để ghi lại xung động của tim, từ đó các bác sĩ có thể đọc và phát hiện các rối loạn nhịp tim.

Siêu âm tim: Nếu qua thăm khám các bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn sẽ được đề nghị siêu âm tim, nhằm xác định rõ ràng cấu trúc và chức năng tim.

Xét nghiệm máu: Những người mắc phải hội chứng này có nồng độ một số chất nhất định trong cơ thể tăng cao, được gọi là dấu chỉ sinh học của cơ tim.

Hội chứng trái tim tan vỡ là gì? 3 Siêu âm tim có thể giúp chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ

Xét nghiệm cao cấp

Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): Bạn sẽ được đưa vào một chiếc máy tạo từ trường, giúp đưa ra những hình ảnh chi tiết hơn để đánh giá tình trạng của tim.

Chụp mạch vành: Đây là một loại xét nghiệm có tính xâm lấn. Bạn sẽ được bơm một loại thuốc cản quang vào tim, sau đó máy X-quang sẽ chụp hình ảnh chất cản quang tái tạo hình ảnh mạch máu bên trong tim, giúp bác sĩ có thể quan sát chi tiết bên trong những mạch máu đó. Bởi hội chứng trái tim tan vỡ thường có các triệu chứng giống với các cơn nhồi máu, vì vậy phương pháp chụp động mạch vành thường được sử dụng nhằm loại trừ khả năng bạn bị mắc các cơn nhồi máu này.

Điều trị hội chứng trái tim tan vỡ

Khi đã xác định được người bệnh mắc phải hội chứng trái tim tan vỡ, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc tác động tới hoạt động của tim mạch như thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc lợi tiểu… Những thuốc này làm giảm hoạt động của tim, vì vậy bạn có thể hồi phục được trong vài ngày hoặc vài tuần, đồng thời ngăn ngừa các cơn tái diễn xảy ra trong tương lai. Sau khi hồi phục, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị bằng thuốc trong 2 – 3 tháng kể từ ngày xuất viện.

Các thủ thuật xâm lấn thường không được sử dụng để điều trị hội chứng này bởi chúng chỉ có tác dụng trong điều trị tắc nghẽn động mạch, mà đó cũng không phải nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ.

Hội chứng trái tim tan vỡ mặc dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên có thể gây ra các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn nếu bạn đang có dấu hiệu kể trên. Ngoài ra, việc xây dựng đời sống tinh thần lạc quan, kiểm soát tốt stress sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh này.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)