Nhà thuốc Hưng Thịnh

Xã hội ngày càng phát triển thì con người ngày càng chú ý hơn tới sức khỏe của bản thân. Trong đó, hội chứng chân không yên là một trong những bệnh lý được nhiều người quan tâm.

Hội chứng chân không yên là một bệnh lý thường gặp và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tạo cho người bệnh cảm giác bồn chồn, khó chịu, làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra các trở ngại trong hoạt động thường ngày. 

Hội chứng chân không yên là gì? 

Hội chứng chân không yên (RLS) hay còn có tên khoa học là bệnh Willis-Ekbom. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi và tiến triển trầm trọng hơn ở những bệnh nhân cao tuổi. 

Hội chứng này liên quan trực tiếp đến sự rối loạn của hệ thống thần kinh, làm xuất hiện những cơn xung động thần kinh không thể kiểm soát xuống chân, khiến 2 chân luôn trong trạng thái muốn hoạt động, đặc biệt khi ở tư thế ngồi hoặc nằm. Càng về đêm, người bệnh càng cảm nhận được rõ cảm giác khó chịu do căn bệnh tái phát thường xuyên hơn. Theo ước tính tại Hoa Kỳ, có 7 – 10% dân số nước này mắc phải hội chứng chân không yên. 

Hội chứng chân không yên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý 1 Hội chứng chân không yên thường gặp nhất ở bà bầu 3 tháng cuối 

Nguyên nhân gây bệnh hội chứng chân không yên

Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, người ta cũng đã giới hạn được một số nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc Willis-Ekbom ở người bệnh. Cụ thể: 

Yếu tố di truyền 

Nếu trong gia đình có thành viên có tiền sử mắc căn bệnh này trước tuổi 40 thì rất có thể bạn cũng sẽ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân sâu xa là do các biến đổi gen khiến lượng sắt trong não thấp hơn của người bình thường, gây ra hội chứng chân không yên. 

Do rối loạn chức năng não 

Trong bộ não của con người, hạch nền sử dụng dopamin hóa học để điều hành các chuyển động của cơ thể. Sự gián đoạn trong quá trình chuyển hóa dopamine có thể dẫn đến các chuyển động không chủ ý của chân, tay, đầu và cổ. Như vậy, những người mắc bệnh Parkinson, hoặc mắc một rối loạn khác về đường dẫn dopamine của hạch nền, cũng có nguy cơ phát triển RLS cao hơn.

Hội chứng chân không yên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý 2 Dopamine kiểm soát sự vận hành trơn tru của não 

Một số nguyên nhân khác 

Ngoài ra, hội chứng này còn có thể xảy ra do liên quan đến các yếu tố sau: 

  • Bệnh nhân mắc bệnh thận đã tiến triển đến giai đoạn cuối và phải chạy thận nhân tạo.

  • Cơ thể thiếu máu thiếu sắt.

  • Cơ thể kích ứng với các loại thuốc chống buồn nôn, chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm làm tăng serotonin và một số thuốc cảm lạnh và dị ứng có chứa thuốc kháng histamin cũ. 

  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích, nicotine và caffeine làm tăng hoạt động của não gây rối loạn chức năng não. 

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối. Tuy nhiên, các phản ứng chân không yên sẽ hoàn toàn biến mất trong vòng 4 tuần sau khi sinh. 

  • Do mắc các bệnh gây tổn thương thần kinh.

  • Do thiếu ngủ trong thời gian dài. 

  • Do cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy hoặc sau chấn thương, phẫu thuật. 

Triệu chứng của hội chứng chân không yên

Nếu nghi ngờ bản thân đã mắc phải hội chứng chân không yên, bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu của căn bệnh này, đã được chúng tôi tổng hợp dưới đây: 

  • Không cưỡng được nhu cầu di chuyển thường xuyên. 

  • Luôn cảm thấy khó chịu, bồn chồn, đau nhói, ngứa ngáy như kiến bò, như kim châm ở chi dưới, không giống với các phản ứng do mỏi cơ hoặc đau nhức xương khớp gây ra. 

  • Cảm giác khó chịu sẽ bắt đầu ở một chân, sau đó lan sang chân bên cạnh rồi đau cùng lúc hoặc xen kẽ nhau. Mức độ nghiêm trọng sẽ đi từ ngứa ngáy đến đau nhói. 

  • Di chuyển chân có thể làm giảm cảm giác khó chịu trong một khoảng thời gian nhất định. 

  • Thường xuyên cảm thấy khó chịu và mất ngủ vào buổi tối nhưng sẽ trở lại bình thường vào sáng sớm sau khi tỉnh dậy. 

Hội chứng chân không yên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý 3 Việc di chuyển có thể cải thiện đáng kể triệu chứng chân bồn chồn 

Những lưu ý khi mắc hội chứng chân không yên 

Đến nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị dành cho căn bệnh này. Vì vậy, người bệnh chỉ có thể cải thiện triệu chứng bằng cách thiết lập chế độ ăn uống của bản thân sao cho phù hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một số lời khuyên như sau: 

  • Bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm chế biến có hàm lượng calo cao nhưng ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng.

  • Trong trường hợp thiếu sắt, bạn nên bổ sung khoáng chất này bằng viên uống hoặc bằng thực phẩm, bao gồm: Rau lá xanh đậm, hoa quả sấy khô, thịt đỏ và hải sản. 

  • Đồng thời, kết hợp thêm vitamin C trong các bữa ăn như: Nước ép cam quýt, cà chua, ớt, bông cải xanh, rau lá xanh,… 

  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có tính cay, nóng. 

  • Tránh xa rượu, bia, caffeine và thuốc lá. 

Hội chứng chân không yên: Nguyên nhâ4n, triệu chứng và cách xử lý Bạn nên bổ sung thêm chất sắt trong các bữa ăn của mình 

Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng chân không yên. Trong trường hợp bệnh lý này ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc của bạn, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị phù hợp. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)