Nhà thuốc Hưng Thịnh

Liệt dây thần kinh số 7 trung ương là một trong những bệnh lý nguy hiểm gây di chứng lâu dài. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin quan trọng nhất về liệt dây thần kinh trung ương số 7.

Liệt dây thần kinh số 7 hay còn gọi là liệt mặt là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính và không lây truyền. Liệt dây thần kinh số 7 có 2 loại đó là liệt dây thần kinh số 7 trung ương và liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Bệnh có nguy hiểm không?

Liệt dây thần kinh số 7 trung ương là bệnh gì?

Dây thần kinh vận động chi phối vận động cơ mặt chính là dây thần kinh số 7. Liệt dây thần kinh số 7 trung ương là tình trạng tổn thương liên quan đến não. Không phải ai cũng biết rằng, dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai đến các cơ ở vùng mặt. Chính vì vậy, các tổn thương vận động của nửa mặt thường có nguyên nhân từ thân não, ở dây thần kinh số 7, ở xương đá hoặc tuyến mang tai.

Liệt dây thần kinh số 7 trung ương gây ra liệt 1/4 dưới của mặt thường đi kèm liệt nửa người cùng bên. Bệnh có thể khỏi hoặc để lại di chứng nhưng không khiến co cứng các cơ ở nửa mặt bên liệt.

Liệt dây thần kinh số 7 trung ương 1 Liệt dây thần kinh số 7 trung ương khiến người bệnh liệt 1/4 dưới của mặt

Triệu chứng lâm sàng của bệnh

Bệnh nhân khi bị liệt dây thần kinh số 7 trung ương hay còn gọi là liệt mặt trung ương (tổn thương từ vỏ não tới trước nhân dây thần kinh số 7 – khu vực đường vỏ – nhân) sẽ có những biểu hiện lâm sàng rất rõ. Trong đó, khu vực liệt chỉ chiếm 1/4 dưới của mặt. Người bệnh sẽ có khả năng bài tiết nước bọt, nước mắt, thính lực và cảm giác ở 1/3 trước lưỡi bình thường. Nguyên nhân là do dây thần kinh số 7 nằm ở nửa trên của nhân và được chi phối bởi cả hai bán cầu não.

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 trung ương

Liệt dây thần kinh số 7 trung ương hay liệt mặt trung ương là do tổn thương vùng bán cầu đại não. Nhân vận động dây số 7 có 2 phần: Phần trên (phân bố vận động cho 1/4 trên của mặt cùng bên) được chi phối bởi cả 2 bên bán cầu, còn phần dưới (phân bố vận động cho 1/4 dưới của mặt cùng bên) chỉ được chi phối bởi một bán cầu bên đối diện.

Vì vậy, khi có một bán cầu não bị tổn thương thì chỉ có nửa dưới nhân vận động dây số 7 bên đối diện bị mất phân bố thần kinh, gây ra liệt 1/4 dưới của mặt bên đối diện. Liệt dây thần kinh số 7 trung ương không bao giờ tiến triển thành liệt cứng và thường phối hợp với liệt nửa người cùng bên. Nguyên nhân gây ra bệnh là do đột quỵ não, u não, áp xe não hoặc do các chấn thương như chấn thương sọ não gây dập não, khối máu tụ trong não.

Liệt dây thần kinh số 7 trung ương có nguy hiểm không?

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 trung ương có thể gây ra các di chứng nặng nề khác nhau nếu không được hồi phục kịp thời. Bệnh có thể gây ra các biến chứng về mắt như lộn mí, loét giác mạc, viêm kết mạc, viêm giác mạc. Các biến chứng này hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách nhỏ mắt, đeo kính, khâu sụn mí một phần hay hoàn toàn.

Bên cạnh đó, bệnh cũng để lại di chứng như biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ như mép bị kéo khi nhắm mắt. Việc tập luyện phục hồi chức năng có thể giảm bớt khó chịu này. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị co thắt nửa mặt sau liệt mặt, biến chứng này gặp ở các thể nặng do tổn thương dây thần kinh với phân bố lại thần kinh một phần. Bệnh cũng có thể để lại di chứng đó là hội chứng nước mắt cá sấu. Dù di chứng này hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, biểu hiện là chảy nước mắt khi ăn.

Liệt dây thần kinh số 7 trung ương 2 Nguyên nhân gây ra bệnh liệt dây thần kinh số 7 trung ương là do gặp các chấn thương sọ não

Những biện pháp điều trị bệnh và phục hồi chức năng

Liệt dây thần kinh số 7 trung ương là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Và việc điều trị bệnh có nhiều cách để bệnh có thể hồi phục hiệu quả và không để lại di chứng.

Phương pháp dùng thuốc

Người bệnh cần được chỉ định corticoid tiêm hoặc uống càng sớm càng tốt để chống phù nề. Nguyên nhân là do dây thần kinh số 7 đi trong ống xương hẹp, phù nề gây chèn ép và thiếu nuôi dưỡng, nếu dây thần kinh bị thoái hóa thoái hóa thì sẽ khó phục hồi.

Nếu có nhiễm khuẩn hoặc kháng virus khi bị zona cần dùng kháng sinh. Dùng các thuốc Piracetam làm giãn mạch, tăng biến dạng hồng cầu. Dùng sinh tố nhóm B liều cao B-B6-B12 để bảo vệ dây thần kinh. Có thể dùng thuốc tăng dẫn truyền thần kinh như Nivalin hoặc kích thích tái tạo bao myelin: Nucleo – CMP forte.

Các biện pháp y học cổ truyền

Người bệnh có thể dùng điện châm cứu liệt dây thần kinh số 7 vào các huyệt Hợp cốc, Phong trì. Bên cạnh đó cần tránh kích thích quá mức có thể gây co cứng cơ mặt. Khi mắt người bệnh đã gần bình thường thì dừng điều trị kích thích. Nếu có các dấu hiệu co cứng cần dừng ngay các liệu pháp điện, châm cứu, xoa bóp.

Các biện pháp vật lý trị liệu

Người bệnh có thể dùng điện di nivalin, hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung dòng xung kích thích, xoa bóp. Trường hợp bệnh nhân đến viện muộn bị liệt mặt co cứng dai dẳng điều trị không kết quả thì có thể tiêm cồn huỷ dây thần kinh. Qua thực tế cho thấy, người bệnh sử dụng điều trị phối hợp Oxy cao áp cho thấy kết quả phục hồi nhanh hơn, điều trị càng sớm kết quả càng tốt.

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 trung ương tái phát

Để phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 tái phát, người bệnh cần lưu ý thực hiện những phương pháp sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Một số thói quen sinh cần tránh để phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7:

  • Người bệnh nên duy trì thói quen vận động vừa sức, tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu, chống sự co cứng cơ mặt.
  • Vào mùa nóng, khi đi ngủ, không nên bật quạt đứng một chỗ hay để gió thổi trực tiếp vào mặt hoặc sau gáy.
  • Khi thức dậy nên ngồi lại trong chăn vài phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ, nhiệt độ của điều hòa cần điều chỉnh cho phù hợp, không nên để nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ ngoài trời.
  • Nếu bạn phải di chuyển xa bằng tàu xe, hãy đóng kín cửa xe và đeo khẩu trang để tránh gió mạnh tạt vào mặt.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị sớm các bệnh dễ gây liệt dây thần kinh số 7 như: Cảm cúm, bệnh về tai mũi họng.
  • Bạn nên giữ tinh thần thoải mái vui vẻ, duy trì chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, tránh stress nặng gây căng thẳng thần kinh.

Liệt dây thần kinh số 7 trung ương 3 Chúng ta hãy giữ tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh để tránh xa căn bệnh này

Chế độ ăn uống khoa học

Thức ăn nhiều dầu mỡ nhất là các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, xào cần nên hạn chế. Trong thực đơn hàng ngày bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, omega 3, chất chống oxy hóa có trong các hạt như hạt chia, hạnh nhân, óc chó, rau xanh, trái cây tươi. Đây đều là những nhóm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.

Tránh các thực phẩm khiến hệ thần kinh bị suy yếu như socola, gelatin, yến mạch, bột mì. Không nên uống nước có gas hay đồ có cồn vì chúng có chứa các chất gây kích thích hệ thần kinh.

Để chữa trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 trung ương dứt điểm mà không để lại di chứng, người bệnh và gia đình không nên chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và chữa trị đúng cách. 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)