Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trẻ em rất dễ bị mắc bệnh khô mắt nếu cha mẹ chăm sóc không đúng cách, thiếu dinh dưỡng, không có kiến thức cần thiết về hiện tượng khô mắt ở trẻ em.

Khô mắt xảy ra khi nước mắt tiết ra không đủ hoặc nước mắt không chứa lượng dầu cần thiết để cung cấp độ ẩm đủ cho mắt hoạt động tốt và tránh các tổn thương, nhiễm trùng.

Hiện tượng khô mắt ở trẻ em: dấu hiệu và biện pháp phòng tránh 1Trẻ em thiếu vitamin A dễ bị khô mắt.

Nguyên nhân chính gây khô mắt ở trẻ em là do thiếu vitamin A do vitamin A tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở tế bào que và nón nằm ở võng mạc.

Dấu hiệu sớm của bệnh khô mắt ở trẻ em

Cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh khô mắt ở trẻ em để phát hiện và điều trị kịp thời:

Quáng gà

Đây là biểu hiện sớm nhất của chứng khô mắt, khiến cho trẻ gặp khó khăn khi đi lại vào buổi tối, phải lần theo tường để đi và thường va phải đồ vật trong nhà. Ngoài ra, quáng gà khiến mắt nhìn không rõ khiến trẻ xúc trượt đĩa thức ăn, nhìn nhầm…

Khô kết mạc

Đây là giai đoạn sau của chứng quáng gà, với trẻ bình thường, lòng trắng của mắt sẽ trong suốt, ướt và bóng láng. Ngược lại với trẻ bị khô mắt, lòng trắng mắt sẽ khô, sần sùi, sừng hóa và không ướt bóng.

Nặng hơn lòng trắng sẽ dần trở nên mờ đục, nhăn nheo và chuyển sang màu xám nhạt, vàng nhạt.

Hiện tượng khô mắt ở trẻ em: dấu hiệu và biện pháp phòng tránh 2Khô mắt với những biểu hiện bất thường ở lòng trắng mắt của trẻ em là giai đoạn nguy hiểm.

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu lòng trắng trẻ xuất hiện những đám bọt xốp trắng và trẻ hay cụp mắt, chớp mắt khi tiếp xúc với ánh sáng.

Khô nhuyễn giác mạc

Ở giai đoạn này, mắt trẻ sẽ bị khô nhuyễn giác mạc hay khô lòng đen. Nếu trẻ bình thường lòng đen mắt ướt, có màu đen nhánh, nhẵn bóng thì trẻ khô mắt sẽ mờ đục, sần sùi.

Nặng hơn lòng đen sẽ bị loét, nhuyễn nát tạo thành các ổ loét màu vàng, nhiễm khuẩn và bị thủng. Ở giai đoạn này, nếu không điều trị sớm trẻ có thể bị mù lòa hoặc phải cắt bỏ nhãn cầu.

Thông thường, bệnh khô mắt ở trẻ sẽ kèm theo các triệu chứng viêm phổi, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, sởi, tiêu chảy…

Đặc điểm của hiện tượng khô mắt ở trẻ em

Bệnh khô mắt ở trẻ em, đặc biệt do thiếu vitamin A rất dễ xảy ra ở trẻ em bị suy dinh dưỡng. Tuổi của trẻ càng nhỏ và bị suy dinh dưỡng càng nặng thì bệnh khô mắt càng nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khô mắt thường xuất hiện ở trẻ sau một trận ốm kéo dài, nhất là ốm sốt phát ban sởi, viêm phổi, sơ nhiễm lao, rối loạn tiêu hóa…

Biện pháp phòng tránh bảo vệ mắt cho trẻ

Khi trẻ có các biểu hiện của bệnh khô mắt thiếu vitamin A thì cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay bác sỹ để được khám mắt và khám toàn thân kịp thời. Thông thường, điều trị khô mắt cho trẻ do thiếu vitamin A sẽ dùng chế phẩm bổ sung vitamin A. Với trường hợp đã có biến chứng loét giác mạc sẽ cần dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh chống bội nhiễm.

Hiện tượng khô mắt ở trẻ em: dấu hiệu và biện pháp phòng tránh 3Cần bổ dung đầy đủ vitamin A để hạn chế hiện tượng khô mắt ở trẻ em.

Để phòng ngừa trẻ bị khô mắt và các chứng bệnh khác do thiếu vitamin A, bạn cần cho trẻ uống bổ sung vitamin A mỗi 6 tháng 1 lần, liều lượng 100.000 UI với trẻ dưới 1 tuổi và 200.000 UI với trẻ trên 1 tuổi.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cung cấp đầy đủ vitamin A cho trẻ, gồm thực phẩm chứa vitamin A (thức ăn động vật), carotene (rau màu xanh đậm và củ màu da cam) cùng chất béo để hỗ trợ cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Đôi mắt của trẻ là ngọc sáng của cả cuộc đời. Do vậy, cha mẹ cần học hỏi, trang bị đầy đủ các kiến thức về hiện tượng khô mắt ở trẻ em nói riêng và các bệnh về mắt nói chung để chăm sóc bảo vệ mắt của trẻ tốt nhất.

Nguyễn Hồng

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)