Nhà thuốc Hưng Thịnh

Cương sữa sinh lý sau sinh là hiện tượng mà đa số sản phụ đều phải đối mặt. Hiện tượng này gây ra dấu hiệu phù nề mô tuyến sữa làm cho các mẹ có cảm giác căng tức, đau và nóng ngực. Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu bình thường trong quá trình tạo sữa cho bé nên các mẹ không nên quá lo lắng.

Cương sữa sinh lý sau sinh là hiện tượng xảy ra phổ biến ở nhiều phụ nữ sau khi sinh. Hiện tượng cương sữa có thể gây ra những cơn đau nhức ngực kéo dài, làm ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sinh hoạt thường ngày của mẹ. Do đó, việc trang bị đầy đủ kiến thức về cương sữa và cách xử lý hiện tượng căng sữa sau sinh là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Sự khác nhau giữa cương sữa và tắc tia sữa như thế nào?

Cương sữa sinh lý sau sinh là gì?

Cương sữa sinh lý sau sinh hay còn gọi là căng sữa sau sinh là hiện tượng thường xảy ra khi mẹ sinh con từ 3-5 ngày. Lúc này, bầu ngực của mẹ sẽ xuất hiện cảm giác nóng rực, đau nhức, khi chạm vào thấy cương cứng. Lúc này, các mẹ không thể hút hoặc hút được rất ít sữa khi bị cương sữa mặc dù ngực vẫn đang đầy sữa. Một số trường hợp có thể nổi cả hạch ở vùng nách.

Hiện tượng căng sữa sinh lý sau sinh là gì? 1 Cương sữa sinh lý sau sinh thường xảy ra khi mẹ sinh con từ 3-5 ngày

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là hiện tượng khi cơ thể của người mẹ sản xuất ra lượng sữa nhiều hơn so với nhu cầu của trẻ. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như mẹ không vắt, cho con bú muộn, trẻ ngậm bắt vú kém, hút hết sữa sau khi bú,… Ngoài ra, có thể là do ống dẫn sữa nhỏ hoặc mẹ ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo động vật,…

Tắc tia sữa thường không xảy ra ngay sau khi sinh vì lúc này sữa mẹ chưa tiết ra nhiều. Tắc tia sữa thường làm cho bầu ngực bị đau, có cục cứng, hút sữa kém và làm cho lượng tia sữa không như bình thường. Nếu nặng hơn thì người mẹ còn có thể bị sốt nhẹ.

Hiện tượng căng sữa sinh lý sau sinh là gì? 2

Tắc tia sữa thường làm cho bầu ngực bị đau, có cục cứng, hút sữa kém

Bị căng sữa sinh lý sau sinh nên làm gì? 

Thử cho con bú ở nhiều tư thế khác nhau

Bầu ngực của mẹ có thể có nhiều tia sữa khác nhau, do đó, các mẹ có thể chủ động thay đổi tư thế cho con bú như bú ngồi, bú nằm,… Cách này sẽ giúp cho các mẹ tìm được tư thế phù hợp nhất đối với trẻ, đồng thời cũng giúp trẻ tiếp cận được nhiều tia sữa hơn và hạn chế được nguy cơ bị ứ đọng sữa.

Hiện tượng căng sữa sinh lý sau sinh là gì? 3 Việc thay đổi nhiều tư thế cho con bú sẽ giúp trẻ tiếp cận được nhiều tia sữa hơn

Cho con bú thường xuyên

Khi trẻ được bú sữa thường xuyên sẽ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, đồng thời cũng giúp cho các mẹ giải quyết được vấn đề bị căng sữa sau khi sinh. Đối với những ngày đầu sau khi sinh, các mẹ nên cho trẻ bú từ 2-3 giờ một lần, mỗi cữ bú kéo dài khoảng 15 phút.

Khi cho trẻ bú, các mẹ nên lưu ý nên để trẻ bú hết một bên ngực, sau đó chuyển sang bên còn lại. Phương pháp này sẽ đảm bảo được rằng trẻ đã bú hết sữa trong bài ngực và kích thích cơ thể mẹ tạo ra một nguồn sữa mới. Ngoài ra, việc cho con bú sớm, trực tiếp và thường xuyên cũng là phương pháp ngăn ngừa và hạn chế bị căng sữa sinh lý sau sinh rất hiệu quả.

Sử dụng máy hút sữa hoặc vắt sữa

Nếu như ngực mẹ vẫn có dấu hiệu bị cương sữa sau khi cho trẻ bú thì mẹ nên sử dụng máy hút sữa để hút cạn lượng sữa còn tồn đọng ở trong ngực. Đối với những mẹ quá có nhiều sữa thường dễ gặp phải tình huống này. Do đó, các mẹ nên kiểm tra kỹ tình trạng ngực sau khi cho con bú để tránh hiện tượng sữa vẫn còn tích tụ bên trong.

Ngoài ra, một số bà mẹ có cơ địa núm vú quá to hoặc núm vú tụt gây ra khó khăn cho việc ngậm bắt vú của trẻ, trường hợp này thường được các bác sĩ khuyên dùng sử dụng máy hút sữa để hỗ trợ trẻ bú sữa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thiết bị này thì các mẹ nên chú ý đến thời gian hút. Nếu như có quá nhiều sữa thì các mẹ chỉ nên hút cho đến khi mà ngực cương hết sữa.

Ngược lại, các mẹ chỉ nên hút sữa tối đa trong vòng 30 phút mỗi cữ nếu như có ít sữa. Việc sử dụng lạm dụng máy hút sữa có thể gây ra tác dụng phụ khiến cho ngực bị tổn thương, đồng thời cũng làm cho sữa về quá mức so với nhu cầu của trẻ.

Chườm lạnh

Phương pháp chườm lạnh cho ngực được nhiều bà mẹ sử dụng khi bị cương sữa sinh lý sau sinh. Phương pháp này có tác dụng làm suy giảm cơn đau nhức và làm giảm sưng ngực do cương sữa gây ra. Khi chườm lạnh, mẹ có thể chườm lên ngực khoảng 10 phút trước hoặc sau khi cho trẻ bú. Để tăng hiệu quả hơn, các mẹ có thể kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng và duy trì chườm lạnh 2-3 giờ/lần.

Tắm nước ấm

Việc tắm nước ấm sẽ giúp cho vùng da ngực được mềm hơn và giải tỏa cơn căng tức ngực nhờ có các tia nước ấm từ vòi hoa sen có công dụng massage nhẹ nhàng, làm cho mẹ cảm thấy dễ chịu hơn và kích thích lượng sữa chảy ra dễ hơn. Mẹ có thể di chuyển vòi hoa sen xung quanh vùng ngực để massage nhẹ nhàng quầng vú và núm vú. Đối với trường hợp núm vú bị nứt thì mẹ không nên tắm quá lâu để tránh hiện tượng nhiễm trùng xảy ra.

Hiện tượng căng sữa sinh lý sau sinh là gì? 4 Tắm nước ấm giúp vùng da ngực được mềm và giải tỏa cơn căng tức ngực

Massage nhẹ nhàng

Các động tác massage nhẹ nhàng quanh ngực có thể đánh tan nhanh chóng những phần sữa bị tắc, đồng thời kích thích dòng chảy của sữa và làm suy giảm cảm giác căng tức ngực. Mẹ có thể tự thực hiện các bài tập massage cho ngực bằng cách dùng một tay để đỡ ngực nhẹ nhàng, tay còn lại xoa bóp ở vùng dưới núm vú.

Dùng thuốc giảm đau

Đối với trường hợp mẹ bị cương sữa sinh lý sau sinh ở mức độ nặng hoặc liên tiếp xảy ra những cơn đau ngoài sức chịu đựng thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sử dụng thuốc giảm đau nhẹ với liều lượng thấp. Do tình trạng sức khỏe của mỗi người là khác nhau nên các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Bài viết trên nhà thuốc Hưng Thịnh đã cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề cương sữa sinh lý sau sinh dành cho mẹ bầu. Tuy đây chỉ là một hiện tượng hay gặp sau khi sinh, không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng các mẹ cũng không nên chủ quan mà nên tìm tới những biện pháp đơn giản để điều trị, tránh trường hợp bị đau nhức và gây cảm giác khó chịu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)